Ngày 25/8, làm việc với Bộ NNPTNT về tái cơ cấu nông nghiệp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp phải gắn với thị trường.
Cách đây 3 năm, ngày 10/6/2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, những kết quả đạt được trong 3 năm qua là rất quan trọng khi nông nghiệp là lĩnh vực duy trì được phát triển và tăng trưởng khá ổn định. Tốc độ giá trị sản xuất toàn ngành tăng trung bình 3,41%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng mạnh, giai đoạn 2013-2015 đạt 88,3 tỷ USD.
Tuy nhiên, những kết quả đã đạt được mới chỉ là bước đầu và vẫn chưa tạo được chuyển biến rõ rệt. Tăng trưởng của ngành chưa vững chắc. Đáng chú ý, quý 1/2016, lĩnh vực nông nghiệp có sự sụt giảm đáng kể.
Theo Phó Thủ tướng, trong thời gian tới cần xác định rõ định hướng tái cơ cấu nông nghiệp phải gắn với phát triển thị trường. “Không phải thị trường trong nước, mà là quốc tế, không phải chỉ là hôm nay mà phải tính tới thời điểm hội nhập sâu rộng khi các hiệp định thương mại đa phương, đặc biệt là TPP có hiệu lực. Tái cơ cấu nông nghiệp để người nông dân không chỉ làm ra những gì có thể, mà làm những gì thị trường yêu cầu”, Phó Thủ tướng khẳng định.
Muốn như vậy, phải xây dựng được các tiêu chuẩn sản phẩm mà thị trường trong nước, quốc tế yêu cầu. Bên cạnh đó, phải xác định được các sản phẩm chủ lực, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh nhằm tạo ra các sản phẩm với số lượng lớn, chất lượng cao.
Một yêu cầu quan trọng nữa đối với tái cơ cấu nông nghiệp là phải góp phần ứng phó hiệu quả hơn với biến đổi khí hậu. Đây là yêu cầu mới đặt ra, bởi có thể nói 3 năm trước, khi chuẩn bị đề án tái cơ cấu chưa lường trước hết được những diễn biến tiêu cực của biến đổi khí hậu, chẳng hạn như tình trạng hạn mặn ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải gắn với phát triển kinh tế ngành nghề ở nông thôn, từ đó tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người nông dân; đồng thời phải bảo vệ được nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Từ những yêu cầu nêu trên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị ngành nông nghiệp cần tập trung triển khai thực hiện một số giải pháp cả trước mắt và lâu dài.
Trước hết, cần rà soát lại quy hoạch, cập nhật lại quy hoạch cho phù hợp với thực tiễn, từ đó lập các kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể dựa trên nguồn lực hiện có, khả năng huy động thêm từ xã hội và hỗ trợ của ngân sách. Phát triển mạnh các hình thức hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để thể hiện vai trò “bà đỡ” cho người nông dân.
Về tổ chức sản xuất, phải tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau, doanh nghiệp với hợp tác xã, doanh nghiệp với người dân; đặc biệt quan tâm, quản lý chất lượng giống cây, con, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; tăng cường thông tin về các thị trường mới, những cam kết thương mại song phương, đa phương để người dân kịp thời nắm bắt được những cơ hội, thách thức.
Cần xây dựng cơ chế để khuyến khích, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, các tổ chức, các nhà khoa học tham gia nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao sản phẩm cho người nông dân. Bên cạng đó, cũng cần xác định vai trò của doanh nghiệp và có cơ chế để hỗ trợ, kích thích cung – cầu về sản phẩm khoa học công nghệ./.
P.V
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…