Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 17 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 20 tháng 12 năm 2019 | 15:24

Hà Nội lên kịch bản và diễn tập chủ động ứng phó thiên tai

Để chủ động ứng phó thiên tai trước mùa mưa bão, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội  (Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội) đã phối hợp với 5 địa phương gần tuyến đê sông Bùi, thuộc huyện Chương Mỹ, để xây dựng các tình huống có thể xảy ra.

1.JPG
Diễn tập phòng chống lụt bão đê sông Bùi.

 

Để chủ động ứng phó thiên tai trước mùa mưa bão, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội  (Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội) đã phối hợp với 5 địa phương gần tuyến đê sông Bùi, thuộc huyện Chương Mỹ, để xây dựng các tình huống có thể xảy ra. Tại đây, những “trận giả” đã được “diễn” như thật...  

“Trận giả” như thật

Đã có 5 địa phương thuộc huyện Chương Mỹ tham gia tập trận là các xã Hoàng Văn Thụ, Tốt Động, Hữu Văn, Quảng Bị, Mỹ Lương. Chi cục Đê điều và PCLB đã lên phương án diễn tập, với 5 tình huống giả định có thể  xảy ra, cần ứng phó gấp 

Đó là, thời tiết bất thường, bão mạnh, cường độ lớn, đổ bộ vào miền Bắc, gây mưa lớn, ảnh hưởng đến Hà Nội, trên diện rộng, trong đó có Chương Mỹ. Ngoài mưa to, gió lớn, nước sông Bùi cũng đang trên báo động 3, khả năng vượt đỉnh lũ 2018

Để xử lý tình huống, ngay sau khi nhận được công điện của Trung ương, thành phố và huyện Chương Mỹ, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (gọi tắt là Ban chỉ huy) các xã Hoàng Văn Thụ, Tốt Động, Hữu Văn, Quảng Bị, Mỹ Lương đã khẩn trương họp bàn. Đồng thời, phân công các ban ngành, đoàn thể, phục vụ công tác PCTT - TKCN tại địa phương. 

Tình huống diễn tập số 1: Các xã nhận được công điện cảnh báo về thiên tai, thời tiết diễn biến bất thường. Bão số 7 sẽ đổ bộ vào miền Bắc, gây mưa lớn, diện rộng. Từ giả thiết đó, xã Mỹ Lương đã họp khẩn với Ban Chỉ huy, tổ chức diễn tập PCLB. Ngay sau đó, triển khai phương án ứng phó, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình PCTT, khi lũ dâng cao, mưa bão.

Tình huống 2: Kiểm tra các công trình PCTT, điểm xung yếu. Xã Mỹ Lương chỉ đạo lực lượng xung kích, tuần tra trên điếm, kiểm tra  các điểm xung yếu; báo cáo kết quả kịp thời. Cụ thể, đã phát hiện tại đê hữu Bùi, thôn Khôn Duy, có hiện tượng nước lũ tràn cục bộ qua đê; ngoài ra, một đoạn mái đê bị sạt trượt, do mưa lớn, ảnh hưởng an toàn đê.

Nhận được tin, Ban chỉ huy xã Mỹ Lương, Hạt quản lý đê Thanh Oai - Chương Mỹ, kiểm tra và báo cáo Ban chỉ huy Chương Mỹ, và đề nghị  cho xử lý ngay. Cùng với đó là, công tác tuần tra các công trình PCTT và tình trạng dễ bị tổn thương. Qua đó, phát hiện 4 hộ cần phải sơ tán, để đảm bảo an toàn trước khi bão đến.

Tình huống 3: Sau khi nhận được chỉ đạo sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm, Đài truyền thanh xã lập tức thông báo, những trường hợp cần sơ tán. Và lưu ý: thu dọn đồ đạc, tài sản, vật dụng cần thiết. Mặt khác, điều 2 ô tô tải (6 người/xe) đến khu vực có người cần sơ tán. Ưu tiên người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người tàn tật, bị thương, neo đơn. Thông báo ngắn gọn, để họ hiểu, và  giúp họ sơ tán về các trụ sở an toàn. Nếu trường hợp, người dân không chấp hành sơ tán, phải cưỡng chế.

Tình huống 4: Xử lý sự cố tràn cục bộ qua đê sông Bùi, chiều dài 50m, không cho người, gia súc, phương tiện vào khu vực sự cố. Chuẩn bị bao tải đất, cát, xe rùa, ô tô, khẩn trương đắp con chạch chống tràn. Nếu nước tiếp tục tràn qua đê, phải vừa chống tràn, vừa huy động phương tiện, vật lực, để đảm bảo an toàn đê. 

Tình huống 5: Sạt trượt mái đê, phía đồng Hữu Bùi, lực lượng tuần tra canh gác (TTCG), phát hiện tại Km10, xuất hiện vết nứt dài 7m. Hiện, nước sông Bùi đang lên nhanh; dòng chủ lưu thúc thẳng vào mái đê, vết nứt tiếp tục tăng, chiều dài 10m. Đây là sự cố rất nguy hiểm, nếu không xử lý kịp, vết nứt sẽ mở rộng, làm mái, thân, và cả mặt đê bị trượt. Ngay lập tức, lực lượng TTCG báo cáo “khẩn” về Ban chỉ huy xã, xin ý kiến chỉ đạo, và xử lý ngay.

Việc làm thường niên

Được biết, đây là việc làm thường niên của các địa phương của Hà Nội, đã có 30/30 quận, huyện, thị xã thành lập lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai với tổng số 64.948 người; 20/26 quận, huyện, thị xã có đê, thành lập lực lượng quản lý đê nhân dân, với tổng số 157 người.

Ban Chỉ huy PCTT - TKCN các địa phương đã tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực về PCTT - TKCN  cho các lực lượng trên tại địa phương.

Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Trưởng ban Phòng chống lụt bão và Giảm nhẹ thiên tai Hà Nội, cho biết: “Buổi diễn tập 5 tình huống giả định xảy ra, khi thời tiết xấu, Ban chỉ huy đã nhanh chóng triển khai  phương án; báo cáo cấp trên. Đồng thời,  xử lý sự cố theo phương châm “4 tại chỗ”: chỉ huy, nhân lực, vật tư, hậu cần, phương tiện tại chỗ, đúng như kịch bản đưa ra. Qua tập dượt, tuyên truyền cho nhân dân, hiểu sâu sắc về hiểm họa thiên tai, BĐKH, và những nội dung cần thiết trong công tác ứng phó, để giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về người, tài sản”.

Ngoài ra, cũng theo ông Mỹ, đây còn là dịp để tập huấn công tác TTCG, tại các điểm canh đê, và quản lý đê nhân dân; tập huấn kỹ thuật hộ đê, công tác cứu hộ, cứu nạn. Tuy nhiên, đáng phê phán là, một số cấp ủy, chính quyền, vẫn còn tư tưởng chủ quan, xây dựng phương án PCTT chưa cụ thể, sát thực, thông tin, báo cáo chưa đầy đủ, kịp thời. Mặt khác, cần rút gọn quy trình, hỗ trợ, khắc phục hậu quả thiên tai. Tổ chức tập huấn, đào tạo chuyên môn, phương pháp đánh giá nhu cầu phục hồi, tái thiết sau thiên tai, cho cán bộ trực tiếp làm công tác PCTT.

 


 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top