Tại Hà Nội, người dân “tá hỏa” khi đất nhà mình bỗng dưng nằm trong đất quy hoạch dự án cao ốc 45 tầng.
Nhiều hộ dân xung quanh dự án cao ốc 45 tầng ở khu vực Vành đai 3, thuộc phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân đang làm đơn khiếu nại vì nhà của họ bỗng dưng nằm trong đất quy hoạch dự án.
Nội dung tờ trình của 16 hộ dân nằm trong ngõ 470/17 đường Nguyễn Trãi cho biết, vào tháng 2/2018, UBND phường Thanh Xuân Trung đã gửi đến các hộ dân thông báo và xin ý kiến để thực hiện quy trình cấp phép quy hoạch cho dự án xây Trung tâm Thương mại văn phòng nhà trẻ và nhà ở (gọi tắt là dự án cao ốc) trên khu đất ao Cây Dừa, thuộc địa phận của phường.
Song, các hộ dân không hề hay biết rằng, mặt bằng và phương án kiến trúc dự án với quy mô công trình 30 tầng trên phần đất này đã được Sở QH-KT Hà Nội phê duyệt từ năm 2014. Song, phương án cũ có nhiều bất cập nên Công ty TNHH Bảo Tín Sơn Tùng, chủ đầu tư dự án đã xin điều chỉnh quy mô chiều cao dự án lên thành 45 tầng. Và đến nay, khi được tận mắt xem bản vẽ mặt bằng, người dân mới phát hiện nhà của họ nằm trong vùng quy hoạch dự án nên đã làm đơn khiếu nại.
Thông tin báo chí - ông Phạm Anh Vũ, Phó Chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Trung, cho biết “khi mặt bằng và phương án kiến trúc năm 2014 được đồng ý, chủ đầu tư nhận thấy phải thực hiện đền bù GPMB đối với các hộ dân trú tại ngõ 470/17 đường Nguyễn Trãi nên đã xin điều chỉnh tăng chiều cao công trình để giảm mặt bằng, nhằm giữ nguyên nhà của người dân.
Song, do nhà đất của các hộ nằm trong phần đất ao Cây Dừa nên vẫn được đưa vào đồ án quy hoạch. Tại cuộc họp giữa các bên liên quan diễn ra vào tháng 4 vừa qua, đại diện chủ đầu tư đã thống nhất, nếu buộc phải GPMB nhà dân, họ sẽ thực hiện đền bù theo giá thỏa thuận. "Nay các hộ dân khiếu nại sự việc, chúng tôi sẽ gặp họ để giải quyết các nội dung trong đơn, góp phần làm rõ ranh giới đất giữa hai bên".
Đà Lạt: Điều tra xử lý cán bộ phụ trách địa bàn để xảy ra vi phạm…
Đặc biệt liên quan đến vấn đề lấn chiếm đất rừng, tại phường 4 (TP. Đà Lạt) là tâm điểm nóng bỏng trong tuần vừa qua, khiến UBND TP. Đà Lạt phải huy động lực lượng kiểm tra, xử lý.
UBND TP. Đà Lạt vừa có văn bản giao Công an thành phố chỉ đạo lực lượng ở cấp cơ sở tổ chức điều tra, xử lý đối với các cá nhân, tập thể có liên quan đến việc bao che các hành vi vi phạm trật tự xây dựng, san gạt đất, lấn chiếm đất rừng tại các điểm nóng và phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, đã được các cơ quan báo chí phản ánh.
Qua kiểm tra, phát hiện có tới 27 trường hợp vi phạm về trật tự xây dựng, san gạt đất trái phép,… ở phường 4 (chiếm tỉ lệ 38,57% các công trình vi phạm trên toàn thành phố) cùng nhiều vụ lấn chiếm đất rừng, xây dựng công trình trên đất rừng. Đa số các vụ vi phạm này đã không được chính quyền phường 4 lập hồ sơ xử lý, hoặc đã quá thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Được biết, Sau khi kiểm tra, rà soát, UBND TP Đà Lạt đã giao làm rõ trách nhiệm của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND phường, các cán bộ thuộc UBND phường 4 (TP Đà Lạt) được giao nhiệm vụ quản lý nhưng để xảy ra công trình vi phạm mà không lập hồ sơ xử lý, xử lý chậm trễ, không kiên quyết, triệt để; làm rõ có dấu hiệu lợi ích nhóm…
Cụ thể, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, san gạt đất trái phép để xảy xa nghiêm trọng với 27 trường hợp. Việc để các hộ dân lấn chiếm đất rừng, xây dựng công trình trên đất rừng không được kiểm tra, xử lý. Trong số các công trình vi phạm được phát hiện, có 4 trường hợp xây dựng sai nội dung giấy phép, bản vẽ thiết kế được cấp; 15 trường hợp vi phạm không phép (chưa lập hồ sơ xử lý hoặc đã quá thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả).
Công tác chỉ đạo điều hành chưa đầy đủ. Một bộ phận cán bộ, công chức ở phường không thực hiện hết chức trách, nhiệm vụ được giao; còn né tránh, đùn đẩy, ngại va chạm khi phát hiện, xử lý vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm lấn chiếm rừng; còn có biểu hiện cán bộ, công chức có nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng buông lỏng trong công tác quản lý và xử lý; có dấu hiệu bao che các công trình xây dựng vi phạm không đúng quy định của pháp luật.
Chính quyền thành phố cũng chỉ đạo Ban quản lý rừng Lâm Viên, Hạt Kiểm lâm Đà Lạt tổ chức kiểm điểm, xem xét xử lý trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý địa bàn trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng vì đã để xảy ra các hành vi vi phạm lấn chiếm, san gạt, san nhượng phân lô đất rừng mà không phát hiện hoặc lập hồ sơ xử lý chậm trễ.
Được biết, điểm nóng nhất về vi phạm trong lĩnh vực nhà đất hiện nay là tổ dân phố 23 Quảng Thừa với nhiều biệt thự xây dựng trái phép trên đất quy hoạch lâm nghiệp. Việc xây dựng kéo dài suốt nhiều tháng ròng với diện tích xây dựng mỗi công trình lên đến hàng trăm m2 nhưng các cơ quan chức năng không ngăn chặn, xử lý kịp thời.
UBND TP Đà Lạt sau đó đã có văn bản hỏa tốc chỉ đạo khẩn trương tổ chức kiểm tra lập hồ sơ xử lý các công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn phường 4 và trên địa bàn TP Đà Lạt.
TP.HCM: Dự án treo được phép chuyển đổi mục đích…
Hai dự án "khủng" là Khu đại học Hưng Long (huyện Bình Chánh) và Khu đô thị cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) đang được Sở Tài nguyên & Môi trường xem xét về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, trình lên thường trực trực UBND Tp.HCM.
Về việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng sang nhóm đất nông nghiệp tại các dự án "treo" tại Khu đô thị mới Nam TP UBND Tp.HCM đã ra thông báo như sau: “Đối với nhóm dự án chưa có quyết định thu hồi đất, chưa có kế hoạch sử dụng đất hằng năm, đồng ý chủ trương cho chuyển mục đích sử dụng đất nhưng phải lưu ý quy hoạch được duyệt và giao Sở Tài nguyên & Môi trường nghiên cứu trình tập thể Thường trực UBND TP xem xét cụ thể từng trường hợp (gồm dự án Khu đại học Hưng Long tại huyện Bình Chánh và dự án Khu đô thị cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè)”.
Đồng thời, Sở Tài nguyên & Môi trường cũng được TP giao nhiệm vụ hướng dẫn UBND các huyện Bình Chánh, Nhà Bè có công văn trả lời một cách công khai, minh bạch cho người dân được biết theo đúng quy định Luật Đất đai về thông tin nhóm các dự án đã có quyết định thu hồi đất (gồm khu B, C, D, E).
Thêm vào đó, TP cũng giao cho Sở phối hợp cùng các sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện nghiên cứu theo hướng cho phép người sử dụng đất nông nghiệp tại khu quy hoạch đất hỗn hợp mà chưa có dự án triển khai sẽ được phép thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch đô thị trong tầm kiểm soát về cấp phép và kiểm tra xây dựng để vừa đảm bảo được việc thực hiện quy hoạch phát triển của TP vừa bảo đảm được quyền lợi của nhân dân.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.