Hiệu quả từ mô hình “sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm, rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch”
Đốt rơm, rạ ngay trên thửa ruộng sau thu hoạch là một việc gây nhiều tác hại và lãng phí tài nguyên. Các chất hữu cơ có trong rơm rạ trong quá trình đốt sẽ biến thành các chất vô cơ làm cho đồng ruộng bị khô, chai cứng.
Ở nhiều trên địa phương trên cả nước nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng sau khi thu hoạch lúa có khoảng 80% lượng rơm rạ bị đốt hoặc thả xuống mương, máng gây ô nhiễm môi trường, khói bụi làm hạn chế tầm nhìn gây tai nạn giao thông. Đặc biệt, việc đốt rơm rạ còn gây mất cân bằng hệ sinh thái trên chính thửa ruộng đó.
Đốt rơm rạ ngay trên thửa ruộng sau thu hoạch là một việc gây nhiều tác hại và lãng phí tài nguyên. Các chất hữu cơ có trong rơm rạ trong quá trình đốt sẽ biến thành các chất vô cơ làm cho đồng ruộng bị khô, chai cứng. Quá trình đốt rơm rạ ngoài trời không kiểm soát được lượng dioxid carbon (CO2) cùng với CO, CH4, NO2, SO2,… các khí trên đều có hại cho sức khỏe con người và làm tăng mức thải khí nhà kính vào bầu khí quyển.
Đốt rơm rạ ngay trên thửa ruộng sau thu hoạch là một việc gây nhiều tác hại và lãng phí tài nguyên.
Từ những thực tế nêu trên, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phong trào thi đua "Dân vận khéo" tỉnh Hà Nam năm 2021, BTV HND tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo các cấp Hội trong tỉnh triển khai thực hiện và đăng ký mô hình "Dân vận khéo" năm 2021. Đồng thời, xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện mô hình “Sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch” tại 2 địa phương là xã Thanh Nguyên, huyện Thanh Liêm và xã Đồng Du, huyện Bình Lục quy với mô 5 ha trên 6 hộ tham gia.
Để người dân hiểu rõ hơn về mô hình “Sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch”, các cấp Hội đã tập trung tuyên truyền để nông dân nâng cao nhận thức được tác hại của việc đốt rơm, rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch và tác dụng của việc sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ thu hoạch phục vụ cho gieo cấy vụ sau; đồng thời cũng tuyên truyền về đặc điểm của chế phẩm vi sinh SUMITRI xử lý rơm rạ, quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh, những kết quả thử nghiệm, trình diễn của chế phẩm và hồ sơ pháp lý của chế phẩm vi sinh SUMITRI, hồ sơ pháp của Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Phương Nam (gọi tắt là PADCO- Sài Gòn).
Hội Nông dân tỉnh Hà Nam phối hợp tổ chức hội nghị quán triệt triển khai, phổ biến các văn bản có liên quan đến nội dung thực hiện mô hình "Sử dụng chế phẩm xử lý rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch”, các hồ sơ pháp lý liên quan đến chế phẩm vi sinh SUMITRI, hồ sơ pháp của Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Phương Nam; tập huấn chuyển giao kiến thức KHKT về quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh SUMITRI đảm bảo vệ sinh ATTP và BVMT trong nông thôn, những kiến thức về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường cho 600 cán bộ, hội viên nông dân tại 2 xã Đồng Du, Thanh Nguyên.
Đoàn đi kiểm tra khảo sát
Trao đổi với phóng viên, ông Tạ Văn Đạt, Chủ tịch HND tỉnh Hà Nam cho biết: Qua sơ kết đánh giá kết quả xây dựng và thực hiện mô hình “Sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch” ở 2 đơn vị (HND huyện Thanh Liêm và Bình Lục); đặc biệt là tại 2 xã làm điểm thực hiện mô hình cả 2 vụ trong năm 2021. Hội Nông dân tỉnh Hà Nam có thể khẳng định tính ưu việt của chế phẩm sinh học vi sinh xử lý rơm rạ ngay tại ruộng phân hủy nhanh hơn thành các chất rễ hấp thụ cho cây lúa. Tạo độ tơi xốp, và tạo ôxy cho đất, là điều kiện thuận lợi cho các con sinh vật trong đất phát triển như giun, dế; giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh hại, lúa cứng cây nên khả năng chống đổ tốt; cây lúa hấp thụ phân bón một cách tối đa, trỗ đều, hạt mẩy.
Đặc biệt, sử dụng chế phẩm vi sinh đã khắc phục tình trạng lúa nghẹt rễ, ngộ độc hữu cơ sau khi gieo sạ, hạn chế sâu bệnh gây hại trên cây lúa. Về lâu dài, việc sử dụng chế phẩm này sẽ bổ sung lượng phân hữu cơ làm tăng độ phì nhiêu của đất, góp phần giữ độ màu mỡ, bảo vệ môi trường, giảm sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật; đồng thời tạo thói quen cho người dân không đốt rơm, rạ sau thu hoạch; các hộ dân thực hiện mô hình trong sản xuất lúa đã thu hoạch đạt kết quả cao về mọi mặt.
Ông Tạ Văn Đạt, Chủ tịch HND tỉnh Hà Nam còn cho biết thêm các hiệu quả từ mô hình"Sử dụng chế phẩm xử lý rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch” như: Hiệu quả về môi trường, sau khi thu hoạch xong, toàn bộ rơm, rạ ngoài đồng để nguyên tại ruộng, sau đó rắc chế phẩm xử lý; bên cạnh ưu điểm giảm ô nhiễm môi trường không khí do khói đốt rơm, rạ gây ra thì việc dùng chế phẩm người dân không phải sử dụng thuốc diệt cỏ đã hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường trong đất, nước và tồn dự trong hạt thóc…
Hiệu quả về kinh tế, lượng phân bón cho lúa đặc biệt là phân đạm giảm từ 10-15%; chi phí phân bón và thuốc trừ sâu giảm 10-15% và năng suất của lúa tăng từ 5-10% như: giống lúa Khang dân đạt 2,3-2,5 tạ/sào; lúa nếp 97 đạt từ 2,0-2,1 tạ/sào; lúa tạp giao, lúa BC đạt từ 2,0-2,1 tạ/sào. Đặc biệt, một số hộ trong HTX đã cấy thử giống lúa mới ST-25 đạt từ 1,5-1,7 tạ/sào. Giống lúa Bắc thơm đạt năng suất kém nhất từ 1,0-1,1 tạ/sào.
Đoàn đi kiểm tra khảo sát ngoài thực địa
Hiệu quả về xã hội, từ hiệu quả của mô hình trong sản xuất vụ Chiêm Xuân, mô hình đã được cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở ghi nhận; HND 2 huyện (Thanh Liêm và Bình Lục) đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền cơ sở trên địa bàn chỉ đạo nhân rộng mô hình trong vụ Mùa năm 2021 với tổng diện tích trên 120,9 ha (Trong đó: HND huyện Thanh Liêm đã nhân rộng và triển khai mô hình điểm tại 16 xã, tổng diện tích 60,9 ha với 156 hộ nông dân tham gia; HND huyện Bình Lục nhân rộng thực hiện mô hình trong toàn huyện tại 17 xã, thị trấn với tổng diện tích 60 ha (mỗi xã, thị trấn tối thiểu 02 ha). Riêng HND xã Đồng Du đã nhân rộng mô hình trong vụ Mùa được 12 ha, xã Vũ Bản được HND huyện chọn mô hình triển khai trong vụ Mùa năm 2021 của huyện với diện tích 10 ha…).
Từ những kết quả đã đạt được, năm 2022, BTV HND tỉnh Hà Nam tiếp tục chỉ đạo nhân rộng mô hình đến 100% HND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh để tuyên truyền, vận động hội viên nông dân sử dụng chế phẩm để xử lý rơm, rạ sau thu hoạch thành phân bón, sẽ góp phần từng bước nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm; nâng cao trách nhiệm của nông dân trong bảo vệ môi trường nông thôn. Qua đó, góp phần hạn chế các hành vi gây ô nhiễm môi trường, đồng thời cũng khắc phục và cải thiện môi trường phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương.