Thành phố Hà Nội sẽ tạo dựng cảnh quan, xử lý môi trường nước, từng bước làm “sống lại” những dòng sông đang trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng như sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy...
Sông Tô Lịch dài khoảng 14km, chảy qua địa phận 6 quận, huyện: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Thanh Trì.
Sông Tô Lịch đoạn chảy qua địa phận Tả Thanh Oai (Thanh Trì) có màu nước đen kịt, ô nhiễm nặng.
Lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày đổ xuống sông Tô Lịch lớn, khiến dòng nước luôn trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, cần ưu tiên cải tạo.
Sông Nhuệ đoạn chảy qua địa phận Tả Thanh Oai cũng có màu đen, khá ô nhiễm.
Mật độ dân cư hai bên dòng sông đông đúc khiến lượng nước thải sinh hoạt đổ xuống đây lớn, gây ô nhiễm nặng.
Ở những đoạn ô nhiễm nặng nhất, sông Nhuệ là nỗi ám ảnh đối với người dân sinh sống xung quanh.
Nhiều năm nay, đoạn Sông Đáy qua cầu Mai Lĩnh (Hà Đông) trong tình trạng ô nhiễm nặng.
Nước sông Đấy ô nhiễm được cho là do người dân xả rác bừa bãi, kết hợp việc các cơ sở tái chế nhựa ngày đêm xả hóa chất độc hại xuống đây.
Bèo, cỏ dại mọc kín hai bên sông Đáy, khiến lòng sông thu hẹp lại.
Cùng với sông Tô Lịch và sông Sét, sông Lừ hợp thành hệ thống tiêu nước cho thành phố. Sông Lừ là một trong 5 dòng sông ở Hà Nội nước đen ô nhiễm quanh năm.
Rác, rong rêu ô nhiễm phủ một lớp dày trên mặt sông Lừ.
Biển báo của Xí nghiệp Thoát nước số 4 kêu gọi người dân vì môi trường không vứt rác xuống lòng sông Lừ, đoạn qua đường Trường Chinh. Tuy nhiên, đoạn sông này vẫn luôn trong tình trạng ô nhiễm.
Theo Toàn Vũ/Dantri.com.vn
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.