Tình trạng san nền đất nông nghiệp, dựng xưởng tiếp tục diễn ra tại thôn Lại Dụ (xã An Thượng), chính quyền huyện Hoài Đức (Hà Nội) “bất lực” hay “bao che”?
Những năm qua, thôn Lại Dụ (xã An Thượng) xuất hiện một khu “tiểu thủ công nghiệp” rộng chừng 4 ha. Đây vốn là đất bãi nông nghiệp trồng cây lâu năm như nhãn, bưởi, ổi... và nằm gọn trong khu vực bãi sông và hành lang thoát lũ, đoạn đê tả sông Đáy từ K15+500 đến K16+600. Tuy nhiên, theo thời gian, nhiều hộ dân đã dựng xưởng sản xuất, xây các công trình kiên cố và biến nơi đây thành trung tâm sản xuất hàng hóa lớn. Những tuyến đường bê tông rộng lớn với xe tải hoạt động nhộn nhịp đêm ngày.
Từ năm 2016 đến nay, huyện Hoài Đức cũng như xã An Thượng đã tổ chức và ban hành nhiều văn bản thể hiện quyết tâm vào cuộc quyết liệt nhằm cưỡng chế các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên đến nay, mọi chuyện vẫn nằm trên giấy và không một cán bộ nào bị kỷ luật vì buông lỏng quản lý đất đai, cũng chẳng có nhà xưởng nào bị đình chỉ hoạt động. Tất cả vẫn diễn ra bình thường.
Theo báo TN&MT thông tin, vào cuối năm 2018, ông Nguyễn Chí Lương, Chủ tịch UBND xã An Thượng, cho biết: “Những vi phạm cũ chúng tôi sẽ từng bước xử lý. Đối với những vi phạm mới, xã sẽ kiên quyết làm đến cùng. Như các anh đã đi thực tế sẽ thấy, An Thượng hiện nay gần như không có công trình xây mới trên đất nông nghiệp. Hễ mà chúng tôi phát hiện được hộ nào chỉ manh nha dựng cột là sẽ cho người tới đập ngay”.
Được biết, nhiều công trình mới đã được đưa vào sử dụng mà thời điểm cuối năm 2018 vốn chỉ là vườn rau. Cụ thể, trên trục đường chính dẫn vào khu “tiểu thủ công nghiệp” nói trên xuất hiện hai công trình mới. Thứ nhất là nhà khung thép rộng chừng 150 m2 được quây vải đen, bên trong chủ công trình cho trồng lan. Cách đó chừng 30m, một công trình “khủng” khác cũng đã hoàn thành. Trên khu đất rộng chừng 1000 m2, người ta cho quây tôn kín mít, bên trong dựng hàng loạt nhà xưởng nối tiếp nhau. Bên ngoài, chủ cơ sở cho treo băng rôn quảng cáo là “trại gà Sinh Dung, chuyên cung cấp các loại gà giống, gà thịt”. Điều đáng nói là chủ trại gà này sử dụng các tấm tôn cũ để dựng trại và quây xung quanh. Nếu người lần đầu đến đây, chắc chắn nghĩ rằng công trình này được xây dựng từ rất lâu rồi.
Báo TN&MT còn ghi nhận tình trạng một số hộ dân đang đổ đất, san nền và chỉ đợi thời cơ là dựng xưởng. Tại thời điểm PV có mặt, nền cơ bản đã san xong, những đống đất còn lại đang được tập kết để hoàn thiện nốt công đoạn cuối cùng. Theo dự đoán của PV, chỉ chừng 1 -2 tháng nữa, những nhà xưởng mới tiếp tục sẽ mọc lên trong hình dạng “những công trình cũ” giống trường hợp trại gà Sinh Dung nói trên.
Nhằm làm rõ những vi phạm mới phát sinh tại khu vực thôn Lại Dụ, PV đã liên hệ với ông Nguyễn Chí Lương, Chủ tịch UBND xã để hỏi thông tin. Tuy nhiên, ông Lương cho biết đang bận họp và chưa thể trả lời. PV liên hệ với ông Nguyễn Thuận Thịnh, Đội trưởng Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị Hoài Đức thì được biết: “Vấn đề này liên quan tới đất đai nên anh cứ liên hệ với xã hoặc Phòng TN&MT huyện. Chúng tôi không quản lý trực tiếp nên không rõ”.
Còn nhớ vào cuối năm 2018, khi trao đổi với PV báo TN&MT, Chủ tịch xã An Thượng khẳng định rằng: “Chúng tôi cố gắng để giữ ổn định tình hình, không cho vi phạm mới phát sinh mà thôi. Còn đối với những vi phạm cũ, mặc dù huyện đã có chỉ đạo xử lý nhưng do còn vướng một số khó khăn nên chúng tôi vẫn chưa xử lý được. Có lẽ chúng tôi sẽ cố gắng giữ nguyên hiện trạng như hiện nay. Về việc cưỡng chế thì thực sự là khó khả thi lắm”.
Ấy nhưng trước những vi phạm mới phát sinh, liệu lãnh đạo xã An Thượng và huyện Hoài Đức có biết hay không? Trong khi những vi phạm cũ vẫn tồn tại như một sự thách thức thì vi phạm mới lại diễn ra như một trò ảo thuật “quỷ không biết thần không hay”. Đề nghị lãnh đạo huyện Hoài Đức sớm vào cuộc kiểm tra, làm rõ và thông tin để dư luận tỏ tường.
Bình Chánh, Cần Giờ (TP. HCM): Đất nông nghiệp được bồi thường gấp 8 lần khung giá nhà nước
Tại dự án cống kiểm soát triều Cây Khô và tuyến đường phục vụ thi công vận hành giải quyết ngập do triều khu vực TP. HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1 trên địa bàn huyện Bình Chánh, đất nông nghiệp bị thu hồi để làm dự án dọc Quốc lộ 50 được bồi thường cao hơn bảng giá đất từ 7,019-7,751 lần.
Hệ số điều chỉnh giá đất ở Quốc lộ 50 (đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến hết ranh giới xã Phong Phú) từ 1,959 - 2,199; đất nông nghiệp từ 7,019 - 7,751 và đối với nền đất tái định cư là 5,143.
Mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là 3,5.
Ngoài ra, TP. HCM cũng phê duyệt hệ số điều chỉnh giá bán, giá thu tiền sử dụng đất tái định cư của dự án xây dựng Trường THCS Qui Đức, xã Qui Đức, huyện Bình Chánh là 9,533 và hệ số điều chỉnh giá bán, giá thu tiền sử dụng đất tái định cư của dự án xây dựng kiên cố tuyến kè bảo vệ khu dân cư ấp Bình Mỹ và ấp Bình Trường, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ là 7,641.
Tại dự án đường dây 220kV Nam Sài Gòn-quận 8, hệ số điều chỉnh giá đất ở từ 1,854 đến 2,168 (trên địa bàn xã Phong Phú) và từ 2,215 đến 3,500 (trên địa bàn xã Bình Hưng). Đối với đất nông nghiệp, hệ số là từ 12,057 đến 22,385.
Mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là 5.
Tại dự án xây dựng Văn phòng ấp 3A, xã Vĩnh Lộc A, hệ số điều chỉnh giá đất nông nghiệp là 17,902. Mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là 3,5.
Tại dự án xây dựng trụ sở Văn phòng ấp 1B và 6A, xã Vĩnh Lộc A, hệ số điều chỉnh giá đất nông nghiệp từ 16,873 đến 17,902. Mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là 3,25.
Còn với dự án xây dựng trung tâm văn hóa gắn liền khu tưởng niệm Hốc Hưu tại xã Qui Đức, hệ số điều chỉnh giá đất nông nghiệp là 4,205. Mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là 5.
Lạng Sơn: Phó Chủ tịch tỉnh yêu cầu làm rõ việc san lấp ruộng ở xã Khánh Khê
Báo TN&MT đưa tin, tình trạng hàng chục thửa ruộng ven QL 1B đoạn qua xã Khánh Khê, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn bị người dân tự ý san lấp, xây dựng công trình trái phép. Điều đáng nói là sự việc diễn ra chỉ cách trụ sở UBND xã Khánh Khê khoảng trăm mét thế nhưng chính quyền địa phương không có động thái ngăn chặn, xử lý.
Cụ thể, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu yêu cầu UBND huyện Văn Quan khẩn trương tổ chức kiểm tra thực tế, làm rõ các nội dung báo chí phản ánh và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan; kiên quyết xử lý đối với những tổ chức, cá nhân có vi phạm; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20/5/2019.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.