Để đạt chuẩn xã nông thôn mới trong năm 2019, những năm qua, Hồng Thái (Na Hang - Tuyên Quang) đã đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân.
Thành quả vượt bậc
Trao đổi với phóng viên, ông Bàn Tiến Sỹ, Chủ tịch UBND xã Hồng Thái, cho biết, xã có 316 hộ dân với 1.603 nhân khẩu, trong đó 98% dân số là dân tộc Dao. Điểm xuất phát của xã thấp, năm 2016, thu nhập đầu người chỉ đạt 12 triệu đồng, đến năm 2017 nâng lên 17 triệu đồng/người; xã còn 148 hộ nghèo, chiếm 47% số hộ toàn xã.
Đến cuối năm 2018, Hồng Thái đạt được thành tích vượt bậc, thu nhập bình quân tăng lên 27,8 triệu đồng/người, số hộ nghèo giảm còn 55 hộ, chiếm 17,4%, hoàn thành 15/19 tiêu chí nông thôn mới (NTM).
Đạt được kết quả trên là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành và sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân, cùng sự đầu tư, hỗ trợ của doanh nghiệp.
Ông Chẩu Văn Bích, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Na Hang, cho biết, để Hồng Thái hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn NTM trong năm 2019, phát huy lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, phòng đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo xã chủ động triển khai nhiều phần việc nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Cụ thể: vận động hơn 30 hộ gia đình trồng các loại rau theo hướng an toàn, tham gia HTX để sản xuất quy mô lớn, tiện cho việc xây dựng nhãn hiệu sản phẩm; tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc rau theo hướng an toàn; liên hệ với các siêu thị, chợ đầu mối để tiêu thụ sản phẩm.
Đến nay, toàn bộ hơn 3ha trồng rau an toàn trên địa bàn xã đang cho thu hoạch, dự kiến sản lượng rau vụ xuân này đạt khoảng gần 100 tấn. Bên cạnh đó, những năm qua, Hồng Thái tiếp tục mở rộng diện tích trồng lê, đây là cây đặc sản của địa phương. Những tháng đầu năm 2019, nhân dân trong xã đã trồng mới trên 6.000 gốc lê.
Sản xuất theo chiều sâu
Ngoài lê, cây chè cũng được người dân xã Hồng Thái quan tâm phát triển. Thấy giá trị và tiềm năng của vùng chè Shan tuyết, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến hợp tác với người dân hình thành vùng sản xuất lớn. Điển hình như Công ty cổ phần Chè Sông Lô đã phối hợp với nhân dân triển khai trồng trên 30ha chè Shan tuyết, hiện đang cho thu hoạch với chất lượng cao.
Để người dân yên tâm gắn bó với cây chè, công ty đã hỗ trợ bà con về giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc chè, thu mua với giá cao hơn thị trường. Nhằm rút ngắn thời gian trung chuyển, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, Công ty cổ phần Chè Sông Lô đang khảo sát xây dựng Nhà máy chế biến chè tại xã Hồng Thái.
Với quyết tâm đẩy mạnh phát triển sản xuất, lựa chọn cây, con phù hợp với khí hậu, thời tiết và địa hình của địa phương; tăng cường giao thương hàng hóa, tìm đầu ra bền vững cho nông sản, xã Hồng Thái đã tìm được hướng đi phù hợp để nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần hoàn thành các tiêu chí trong XDNTM.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.