Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 18 tháng 2 năm 2020 | 16:13

Huế: Chủ động phòng, chống bệnh khảm lá sắn

Hơn 1 tháng sau khi xuống giống, khoảng 800ha sắn tại huyện Phong Điền đã bị nhiễm bệnh khảm lá sắn. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương đã trực tiếp đi kiểm tra tình hình này.

1a.jpg

Được biết, bệnh khảm lá sắn là một đối tượng bệnh hại đặc biệt nguy hiểm trên cây sắn. Bệnh do virus có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus gây ra. Bệnh có khả năng phát tán và lây lan nhanh chóng qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng và qua hom giống.

Hiện, chưa có thuốc để diệt trừ virus gây bệnh khảm lá sắn, chỉ có phòng bệnh là chủ yếu và khi cây sắn bị bệnh thì phải tiêu hủy. Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết của bệnh khảm lá sắn là khảm vàng loang lổ trên lá.

Theo kế hoạch, năm 2020, huyện Phong Điền trồng 1.200ha sắn, chỉ sau hơn một tháng xuống giống, trên cây sắn đã xuất hiện bệnh khảm lá do virus. Tại huyện Phong Điền đã có hơn 800ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá. Đây là một loại bệnh nguy hiểm, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và có khả năng lây lan rất nhanh nếu không được phòng trừ kịp thời và triệt để.

 

UBND huyện Phong Điền đã triển khai họp các ngành chức năng và lãnh đạo UBND các xã, thị trấn để triển khai công tác phòng chống dịch bệnh khảm lá trên cây sắn.
UBND huyện Phong Điền đã triển khai họp các ngành chức năng và lãnh đạo UBND các xã, thị trấn để triển khai công tác phòng chống dịch bệnh khảm lá trên cây sắn.

 

Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết, bệnh khảm lá sắn là một đối tượng bệnh hại đặc biệt nguy hiểm trên cây sắn, có khả năng phát tán và lây lan nhanh chóng gây thiệt hại nghiêm trọng. Khi cây sắn còn non bị nhiễm virus cũng không cho thu hoạch; cây sắn đã lớn mới nhiễm virus vẫn biểu hiện bệnh nhưng nhẹ hơn, làm năng suất, chất lượng giảm.

Để chủ động phòng, chống bệnh khảm lá sắn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho sản xuất sắn trong toàn huyện, UBND huyện Phong Điền đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thống kê diện tích, thời gian trồng, cơ cấu và nguồn gốc giống sắn trên địa bàn.

Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân về triệu chứng, nguyên nhân, phương thức lây lan, tác hại và biện pháp quản lí bệnh khảm lá hại sắn. Chỉ đạo người dân khoanh vùng bị nhiễm bệnh; tập trung diệt trừ bọ phấn trắng là môi giới truyền bệnh bằng các loại thuốc như Mapzono, Trebon, Basa, Vicondor…; nhổ bỏ và tiêu hủy các cây sắn bị nhiễm bệnh; thu gom toàn bộ tàn dư, cây sắn còn lại từ vụ trước trên các bờ thửa, hàng rào đem tiêu hủy để tiêu diệt nguồn bệnh.

Việc vận động nông dân tuyệt đối không được vận chuyển gom giống sắn ra khỏi vùng bị bệnh hoặc sang địa phương khác để tránh lây lan cũng đang được thực hiện.

Bên cạnh đó, UBND huyện Phong Điền đã chỉ đạo Phòng NN&PTNT huyện và Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện phân công cán bộ trực tiếp về cơ sở để hướng dẫn nông dân phun thuốc trừ bọ phấn trắng (trung gian mang mầm bệnh); tuyên truyền để người trồng sắn nắm rõ tác hại của bệnh khảm lá và có biện pháp phòng chống; tuyên truyền cho nông dân biết, bởi đây là giống nhiễm bệnh khảm lá và là giống chưa được công nhận.

Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã có buổi kiểm tra tình hình nhiễm bệnh khảm lá ở cây sắn tại xã Phong Hiền, huyện Phong Điền. Qua đó, ông Phương nhấn mạnh, hiện nay, bệnh khảm lá sắn đang lây lan nhanh và gây hại nghiêm trọng, các đơn vị phải triển khai khẩn cấp phòng chống bệnh khảm lá sắn; tổ chức tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn nông dân về bệnh khảm lá sắn, tác hại của bệnh và các biện pháp phòng trừ bệnh kịp thời, hiệu quả. Đồng thời, tiến hành nghiên cứu, chuyển đổi cây trồng ở các diện tích đã nhiễm bệnh cũng như tìm các giải pháp để hỗ trợ vật tư, phương tiện cho người dân trong thời gian tới.

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top