Việc chuyển từ trồng lúa hay một số loại cây khác sang trồng rau má và nuôi cá lồng trên sông Bồ đã giúp nhiều hộ dân tại xã Quảng Thọ nâng cao thu nhập qua đó ổn định cuộc sống.
Quảng Thọ là xã đồng bằng nằm về phía Nam của huyện Quảng Điền có tổng diện tự nhiên 950ha. Nằm ở đồng bằng hạ lưu sông Bồ, hằng năm nơi đây được thiên nhiên ưu đãi một lượng phù sa rất lớn làm cho đất đai khá màu mỡ, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm và cây hoa…
Xã Quảng Thọ đã tạo ra cho mình sự khác biệt với cánh đồng rau má rộng mênh mông và hàng trăm lồng cá trên sông Bồ đã tạo ra cho mình sự khác biệt. Những sản phẩm nông sản đặc trưng này đã mang lại thu nhập cao và ổn định cho người dân nơi đây.
Dì Thiệp, 46 tuổi – một hộ dân trồng rau má ở đây cho biết, gia đình dì trồng được 1 mẫu rau má và toàn bộ diện tích này đã trở thành nguồn thu ổn định để vợ chồng dì nuôi các con ăn học.
“Trồng rau má thì tốn công hơn, nhưng thu nhập thì cao hơn so với trồng lúa. Một ruộng rau má như thế này có thể thu nhập trong nhiều năm trời, quan trọng là mình phải chăm sóc, nhỏ cỏ… cho nó” dì Thiệp tâm sự.
Theo nhiều người dân ở đây, dù giá bán rau má cũng bấp bênh lúc lên lúc xuống, tuy nhiên, sản phẩm này thường rất dễ tiêu thụ. Thị trường của sản phẩm này không dừng lại ở Thừa Thiên Huế mà còn được thương lái đưa đi tiêu thụ nhiều nơi như Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh…
Bên cạnh rau má, cá lồng được nuôi trên sông Bồ là một sản phẩm nông sản đặc trưng của xã Quảng Thọ. Ghi nhận của PV, các lồng cá của người dân tại xã Quảng Thọ được đặt sát và chạy theo hai bờ của con sông Bồ. Theo ước tính, ở đây đang có đến hàng trăm lồng cá và chủ yếu là nuôi cá trắm cỏ.
Chú Thức, 58 tuổi - một người nuôi cá lồng lâu năm tại xã Quảng Thọ cho biết, theo nhu cầu và khả năng mình người dân sẽ đăng ký với chính quyền địa phương để thiết kế và lắp đặt các lồng nuôi cá. Gia đình chú Thức có 02 lồng, trong đó một lồng thường được dùng để ươm cá giống, lồng còn lại để nuôi cá thịt.
Các gia đình thường nuôi cá trong khoảng 02 năm để đạt trọng lượng từ 3,5 – 4kg/01 con mới thu hoạch. Nếu thuận lợi, với số lượng 250 con/lồng sản lượng cá mỗi hộ có thể đạt được lên đến khoảng 01 tấn/lồng qua đó mang lại nguồn thu giao động trong mức 100 triệu đồng.
Do không tốn nhiều công như việc trồng rau má nên những hộ nuôi cá lồng cũng có thể tranh thủ thời gian để đi làm thêm nhiều công việc khác mang lại thu nhập cho gia đình.
Khó khăn lớn nhất của người dân nuôi cá lồng ở đây có lẽ là những đợt dịch bệnh hoặc vào mùa mưa lũ, nước sông đục ngầu, ít oxi dễ khiến cá bị ngạt thở và chết.
Trao đổi với PV, ông Hoàng Công Phong, Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ cho biết, hiện nay toàn xã có 180 hộ trồng rau má với diện tích hơn 60 ha. Việc trồng rau má đã được người dân địa phương thực hiện khoảng 20 năm về trước và mang lại thu nhập gấp 3 – 4 lần so với trồng lúa. Bên cạnh đó, hiện tại ở xã có khoảng 900 lồng cá đang được nuôi bởi 400 hộ dân.
Việc chuyển đổi trồng rau má và tích cực nuôi cá lồng trên sông Bồ đã đóng góp rất nhiều trong việc phát triển kinh tế xã hội của xã Quảng Thọ cũng như việc đưa xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…