Theo người dân xã Lộc An (huyện Phú Lộc), sau khi được cấp phép xây dựng, Nhà máy nước sạch Lộc An chưa hoàn trả lại mặt đường như đã hứa. Gần đây, các vấn đề về nước thải và mô hình nông nghiệp cao ở đây càng khiến dư luận băn khoăn.
Theo tìm hiểu, Nhà máy nước sạch Lộc An là 01 trong số 20 nhà máy thuộc Công ty cổ phần Cấp nước Thừa Thiên - Huế. Một cán bộ của nhà máy nước này cho biết, dự án được khởi công vào năm 2011 và khánh thành đưa vào hoạt động vào tháng 05/2012.
Nhiều người dân ở tại xã Lộc An cho rằng, khi tiến hành xây dựng, Nhà máy nước sạch Lộc An phải thiết kế đường ống dẫn nước ngầm chạy dọc theo tuyến đường liên xã Lộc An – Lộc Hòa, do đó, đơn vị này đã có cam kết với chính quyền địa phương sẽ hoàn trả lại mặt bằng sau khi hoàn thành xong công trình. Tuy nhiên, sau nhiều năm trôi qua, người dân nơi đây vẫn không biết rằng cam kết kia là thật hay không mà đến nay chưa thấy thực hiện.
Trong một cuộc trao đổi với PV, ông Trần Viết Việt, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc An cho biết, tuyến đường liên xã Lộc An – Lộc Hòa đã bị hư hỏng từ lâu. Khi tiến hành xây dựng, Nhà máy nước sạch Lộc An đã sử dụng loại xe có trọng tải lớn để chở vật liệu và một số yếu tố khác gây ra hư hỏng đường tại đây.
Phó chủ tịch xã Lộc An thông tin thêm, chính quyền địa phương cùng người dân đã nhiều lần kiến nghị đến Nhà máy nước sạch Lộc An, đến các cấp có thẩm quyền, tuy nhiên, hiện tại tuyến đường này vẫn chưa được sửa chữa.
"Vào dịp Tết âm lịch năm 2019, Nhà máy nước sạch Lộc An có cho tu bổ một số đoạn bị hư hỏng nặng, bên cạnh đó, xã đã phải nhiều lần tự bỏ chi phí để “vá” đường cho người dân đi lại", ông Việt trao đổi với PV.
Một cán bộ của Nhà máy nước sạch Lộc An xác nhận có chuyện đơn vị này đã sửa chữa tạm thời những hư hỏng tại tuyến đường liên xã Lộc An – Lộc Hòa vào dịp Tết âm lịch năm 2019 và đây là chủ trương của Công ty cổ phần Cấp nước Thừa Thiên - Huế.
Quá trình tìm hiểu của PV để làm rõ vấn đề cam kết giữa Nhà máy nước sạch Lộc An và UBND xã Lộc An về việc trả lại mặt bằng tuyến đường liên xã Lộc An – Lộc Hòa là có hay không đến nay vẫn chưa có hồi kết, bởi lẽ, phía chính quyền địa phương cho rằng đây là chuyện đã xảy ra trong nhiệm kỳ trước, những người đương nhiệm không rõ; một vị cán bộ quản lý của Nhà máy nước sạch Lộc An cũng có lý do tương tự; về phía Công ty cổ phần Cấp nước Thừa Thiên - Huế thì dường như đã “quên” lời hứa vào ngày 15/11/2019 rằng sẽ xếp và báo lịch làm việc với PV Báo Kinh tế nông thôn.
Tiếp đến những ngày gần đây, người dân sống tại cạnh Nhà máy nước sạch Lộc An phải “kêu trời” vì mùi hôi thối của đường mương nước chảy ra từ bên trong khuôn viên nhà máy này.
Cụ thể, bà Đoàn Thị Màng (SN 1956 – một người dân sống cạnh nhà máy nước này) cho biết, Nhà máy nước sạch Lộc An thường xả nước ra sông Truồi vào khoảng 22h đến sáng với khối lượng lớn, nghe như tiếng nước lũ và có mùi hôi thối như mùi của xác chết động vật.
Đại biểu hội đồng nhân dân xã Lộc An, Trưởng thôn Nam Phước ông Đường Minh Tám đã nhận được phản ánh của người dân về tình trạng này và ông đã báo cáo với UBND xã để có ý kiến đề nghị nhà máy kiểm tra, xử lý, tránh việc xả thải ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Phía Công ty cổ phần Cấp nước Thừa Thiên - Huế, ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó tổng giám đốc cho rằng, nước có mùi hôi trên là đường dẫn nước thải sau khi tiến hành xả nước lọc bể của nhà máy hàng ngày, có thể trong quá trình lọc bể khiến bùn lắng bị khuấy lên hòa vào nước nên có mùi, đơn vị này đã cử người về nhà máy để kiểm tra, nắm tình hình.
Sự việc khiến dư luận quan tâm về nhà máy nước sạch Lộc An chưa hết, vì qua tìm hiểu, trong khuôn viên của đơn vị này có một diện tích khoảng 20.000m2 “mọc” ra hệ thống vườn dưa lưới công nghệ cao và được trồng trong nhà màng cách ly hoàn toàn môi trường bên ngoài, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật khép kín, tự động, đồng bộ.
Diện tích này chiếm đến 2/3 tổng số cơ cấu sử dụng đất cho nhà máy này (30.000m2 được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành trong Bảng tóm tắt cơ cấu sử dụng đất cần thiết để đầu tư xây dựng các nhà máy, trạm tăng áp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2030.
Qua tìm hiểu được biết, vườn dưa lưới đồ sộ này đã được triển khai từ cuối năm 2018, đến nay đã cho thu hoạch 1 mùa và công nhân đang tiến hành trồng mùa vụ thứ 2 tại các nhà đã thu hoạch, cũng như mở rộng ươm, trồng thêm.
Điều đáng nói ở đây là, văn bản “Thống nhất chủ trương thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng sản phẩm nông nghiệp sạch” cho công ty này của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ mới được ký vào tháng 9/2019.
Dư luận mong cơ quan chức năng, các cấp, các đơn vị có liên quan sớm làm rõ những vấn đề trên.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.