Nhiều sự kiện diễn ra trong năm 2019 tại tỉnh Thừa Thiên Huế được dư luận khắp nơi hoan nghênh. Dưới đây là một số sự kiện điển hình.
Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I hệ thống di tích Kinh thành Huế thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế
Trong số đó, Quyết định 105/TTg ngày 12/02/1996 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Cố đô Huế 1996 - 2010; tại Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/05/2009 của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Phục hồi, tôn tạo, bảo vệ, phát huy di sản Cố đô Huế là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thừa Thiên Huế và của cả nước…”; Quyết định số 818/QĐ-TTg ngày 07/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010 – 2020… được xem là nổi bật và cụ thể nhất.
Đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày 10/12/2019, Nghị quyết số 54-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành.
Mục tiêu và tầm nhìn đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.
Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; Đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao.
Tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á.
Đô thị thông minh
Trong một buổi đối thoại trực tuyến với chủ đề “Dịch vụ đô thị thông minh” Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, phát triển “Đô thị thông minh” đã và đang trở thành xu thế tất yếu, là một cuộc cách mạng về quản lý đô thị của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhận thức tầm quan trọng của xu thế này, trong những năm gần đây, bên cạnh đưa ra định hướng phát triển, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai những bước đi ban đầu để phát triển đô thị thông minh; xây dựng chính quyền điện tử làm nền tảng để phát triển đô thị thông minh.
Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông và Trung tâm Thông tin Dữ liệu điện tử, theo Quyết định số 3010/QĐ-UBND ngày 26/12/2018 của UBND tỉnh và có hiệu lực từ ngày 02/01/2019.
Ngày Chủ nhật xanh
Là hoạt động được thực hiện dựa theo Quyết định số 139/QĐ-UBND, ngày 19/01/2019 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề án tổ chức Ngày Chủ nhật xanh “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm Xanh - Sạch - Sáng”. Ngày Chủ nhật xanh nhanh chóng lan tỏa đến mọi huyện, xã, các tổ chức nhà nước và tư nhân, đến mọi tầng lớp.
Tại Lễ phát động Ngày Chủ nhật xanh năm 2019 với chủ đề “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh- sạch- sáng” với phương châm “Mỗi cá nhân, hộ gia đình một việc làm; mỗi tổ dân phố, thôn, bản, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp một công trình, phần việc để Thừa Thiên Huế thêm xanh- sạch- sáng”, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ đề nghị các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, khu dân cư xem đề án này là 1 nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức Ngày Chủ nhật xanh theo từng năm, phù hợp với tình hình thực tế.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.