Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 28 tháng 12 năm 2019 | 17:5

TT-Huế: Bí thư chi đoàn sắt son với biển, thiện nguyện hết mình

Nhiều người biết đến Bí thư Đoàn của tổ dân phố Tân Bình, thị xã Thuận An (Phú Vang) và là chủ tàu cá thuộc loại nhất nhì tỉnh Thừa Thiên - Huế với hoạt động thiện nguyện vô cùng ý nghĩa.

Vào một chiều cuối năm, chúng tôi đến thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế), nơi cách trung tâm thành phố Huế hơn 10km về phía đông. Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm đến nhà anh Trần Văn Cường, Bí thư đoàn tổ dân phố Tân Bình, thị trấn Thuận An. Việc tìm đến nhà anh khá dễ dàng bởi sự thân thiện, nhiệt tình của người dân xứ Huế và một phần do nhiều người cảm mến anh với những hoạt động tình nguyện đầy ý nghĩa.

Qua tâm sự, chúng tôi được biết anh Cường hiện nay là chủ một tàu cá đánh bắt xa bờ với công suất 1018 CV được đóng mới vào năm 2018, có giá trị lên đến gần 3,5 tỷ đồng. Ngoài ra, với sự tín nhiệm, động viên của tổ chức đoàn thanh niên thị trấn, các đơn vị và gia đình anh Cường đảm nhận chức vụ Bí thư đoàn tổ dân phố Tân Bình.

Đồng chí Trần Văn Cường, Bí thư đoàn tổ dân phố Tân Bình, thị trấn Thuận An mong muốn rằng biển của chúng ta sẽ sạch hơn, đẹp hơn và lá cờ tổ quốc sẽ mãi tung bay trên mỗi tàu cá.
Đồng chí Trần Văn Cường mong muốn rằng biển của chúng ta sẽ sạch hơn, đẹp hơn và lá cờ tổ quốc sẽ mãi tung bay trên mỗi tàu cá.

 

Đến nay, nhiều người ở khắp nơi đã biết đến anh Cường nhưng không phải vì anh là Bí thư tổ dân phố và cũng chẳng phải vì anh là chủ tàu cá “khủng” thuộc loại lớn nhất nhì tỉnh Thừa Thiên - Huế mà bởi vì hoạt động thiện nguyện thiết thực của anh.

Cụ thể hơn, trong những chuyến đánh cá của mình chủ tàu sinh năm 1991 này đã gom nhặt đồ nhựa bị vứt lênh đênh trên biển, mang vào đất liền bán và tạo thành quỹ học bổng cho học sinh nghèo tại địa phương.

Anh Cường bắt đầu hoạt động thiện nguyện này từ năm 2018. Qua trao đổi được biết anh Cường chẳng thể nhớ rằng mình đã thực hiện được bao nhiêu lần, nhặt được bao nhiêu bao rác thải nhựa từ biển hay quyên góp được bao nhiêu tiền.

Rác thải nhựa sẽ được anh Cường gom lại tại một góc trên tàu.
Rác thải nhựa được anh Cường gom lại tại một góc trên tàu.

 

Dẫu vậy, điều này cũng chẳng phải bận tâm nhiều, bởi lẽ, giá trị của hành động thiện nguyện không đơn thuần là vật chất mang lại mà nó nằm ở ý nghĩa, ở nhận thức và đâu đó là sự vượt lên những nhận định không mấy tốt đẹp từ người khác của chàng thanh niên Bí thư đoàn dân phố về môi trường.

“Lúc đầu em vớt vỏ chai nhựa về bán như vậy có nhiều người cũng nói này nói nọ. Họ bảo em là chủ của cái tàu hàng tỷ đồng mà đi lượm lặt từng đồng ve chai như thế thì ki bo lắm”, anh Cường nhớ lại.

Không chỉ những hiểu nhầm ấy, thực tế cho thấy một chủ tàu cá hay mỗi thuyền viên lúc ra khơi phải thực hiện nhiều công việc, cùng với đó, việc phải lênh đênh trên biển đương đầu với sóng và gió cũng đã làm cho họ mệt lữ người nên thời gian đâu để làm những việc ấy.

Giữa muôn ngàn khó khăn như vậy, chủ tàu trẻ vẫn tiếp tục thực hiện công việc thiện nguyện của mình. Anh Cường lý giải rằng, dù việc gom nhặt rác thải nhựa trên biển để phục vụ cho hoạt động thiện nguyện dù rằng chiếm thời gian, chiếm không gian của tàu nhưng cứ nghĩ đến chuyện các em học sinh, các tổ chức đoàn thể phải đi dọn dẹp rác thải nhựa trôi vào bờ trong vào dịp cuối tuần là bản thân không thể dừng lại được.

Bí thư chi đoàn tổ dân phố Tân Bình nhận thức rằng: “Nếu ngư dân của gần 30 tỉnh, thành đều xả rác thải nhựa ra biển và không có ai dọn dẹp thì biển sẽ như thế nào? Mà rác thải nhựa thì phải hàng trăm, hàng nghìn năm mới phân hủy hết được thì liệu rằng có tôm, cá nào sống được nữa không? Mình không làm em sợ đời sau không có cá cho mà đánh bắt nữa”.

Trao đổi cũng PV, anh Cường cho biết thêm, nhận thức về hoạt động bảo vệ môi trường của anh được củng cố nhiều hơn sau khi bản thân đi tham dự các buổi gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo các cấp về chương trình Ngày chủ nhật xanh ở tỉnh Thừa Thiên - Huế hay được trực tiếp tham gia các hoạt động tình nguyện.

Nóc tàu thường được dùng để bỏ các vật dụng cần thiết, nhưng anh Cường đã sử dụng để đựng rác thải nhựa đã gom được.
Nóc tàu thường được dùng để bỏ các vật dụng cần thiết, nhưng anh Cường sử dụng để đựng rác thải nhựa gom được.

 

Với tâm huyết, sức trẻ của mình, anh Cường đang ấp ủ trong mình nhiều việc làm hướng tới biển xanh hơn và sạch hơn như: trang bị thùng rác cho các tàu cá; kêu gọi các tàu cùng tham gia nhặt rác để phục vụ hoạt động thiện nguyện tại địa phương…

Điều băn khoăn của Bí thư chi đoàn tổ dân phố Tân Bình lúc này chính là tiếng nói và tiềm lực của anh lúc này chưa đủ để thực hiện những điều ấy, qua đó, anh Cường mong muốn nhận được sự chung tay của các tổ chức, các đơn vị trong việc bảo vệ môi trường.

Đánh giá về hoạt động của anh Cường, anh Lê Hoành Thành, Bí thư Đoàn thanh niên thị trấn Thuận An rất đồng tình và cho rằng đây là tấm gương trong hoạt động thiện nguyện tại địa phương. Đoàn sẽ tuyên truyền, nhân rộng mô hình của anh Cường đến với các chủ tàu các khác trên địa bàn.

"Với sự quan tâm, chỉ đạo của Chi bộ, của chính quyền địa phương và với sự chung tay của những tấm lòng thiện nguyện như anh Cường, Đoàn thanh niên thị trấn Thuận An đã thành lập được quỹ học bổng “Vì đàn em thân yêu” nhằm khuyến khích, động viên các em học sinh trên địa bàn", anh Thành thông tin.

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top