Một công trình xây dựng chưa được bàn giao đã xuất hiện nhiều hư hỏng. Đáng nói là, dù công trình có giá trị đến hàng tỷ đồng nhưng với đơn vị thi công thì chỉ "bé tí", không đáng chú ý khiến nhiều người vô cùng bức xúc.
Công trình Đường giao thông từ đường tỉnh 10A đến đường dọc sông Như Ý, xã Phú Mỹ do Ban Quản lý dự án (BQLDA) Đầu tư xây dựng khu vực huyện Phú Vang là chủ đầu tư và đơn vị thi công là Công ty TNHH Hoàng Ngọc có địa chỉ tại số 133 đường Bùi Thị Xuân, phường Phường Đúc, thành phố Huế.
Căn cứ các văn bản pháp lý hiện hành, vào ngày 20/3/2019 Chủ đầu tư (Bên giao thầu) là BQLDA Đầu tư xây dựng khu vực huyện Phú Vang và Nhà thầu (Bên nhận thầu) là Công ty TNHH Hoàng Ngọc đã ký kết Hợp đồng thi công xây dựng công trình số: 12D/2019/HĐ-TCXD gói thầu số 04: Chi phí xây dựng công trình và chi phí hạng mục chung với tên công trình cụ thể là Đường giao thông từ đường tỉnh 10A đến đường dọc sông Như Ý, xã Phú Mỹ.
Theo đó, công trình có giá trị 2.527.324.000 đồng, trong đó, 2.453.712.000 đồng sẽ dành cho xây lắp và 73.612.000 đồng được sử dụng cho chi phí hạng mục chung. Được biết, nguồn vốn hàng tỷ đồng này lấy từ ngân sách nhà nước và công trình có thời gian thực hiện là 240 ngày.
Các hạng mục công tác được quy định chi tiết trong hợp đồng. Đối với bê tông mặt đường được thiết kế có độ dày 18 cm và vữa vê tông đá 2x4 M250.
Theo phản ánh nhiều người dân sống tại xóm Chợ, thôn Mỹ Lam, xã Phú Mỹ (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế), đường bê tông của công trình này được đổ vào khoảng tháng 9/2019 nhưng họ chẳng hiểu vì sao chỉ sau khi đổ xong một thời gian ngắn thì tại đây đã xuất hiện hàng loạt vết nứt.
Nhiều người dân cho biết thêm, có công nhân đã hòa bê tông quét lên để che đi các vết nứt tại một số đoạn đường của công trình tiền tỷ này.
Để làm rõ vấn đề, PV đã liên hệ với Công ty TNHH Hoàng Ngọc (sau đây gọi tắt là Cty Hoàng Ngọc) và được bà Trần Thị Mỹ Vân, Phó giám đốc công ty xác nhận đơn vị đang thi công công trình Đường giao thông từ đường tỉnh 10A đến đường dọc sông Như Ý, xã Phú Mỹ tuy nhiên, lâu nay vì trời mưa và do thực hiện quá nhiều công trình nên bà chưa về kiểm tra lại thực trạng của con đường này.
Thông tin từ bà Vân cho biết, do hết vốn nên công trình này đang phải xin gia hạn đến khoảng giữa năm 2020. Vị Phó giám đốc này than thở rằng, bà đã “bưa” (ngán ngẩm) huyện Phú Vang rồi vì công trình thì nhỏ, vốn thì không đủ để thực hiện một lần khiến Cty Hoàng Ngọc tốn thêm chi phí trong việc di chuyển máy móc, nhân sự để thi công.
Điều đáng lưu ý là, trong buổi làm việc với PV, Phó Giám đốc của Cty Hoàng Ngọc không dưới 3 lần nói rằng các công trình như Đường giao thông từ đường tỉnh 10A đến đường dọc sông Như Ý, xã Phú Mỹ là loại “nhỏ tí” không đáng nhớ, không đáng quan tâm và thậm chí còn khiến đơn vị thi công thiệt hại thêm.
“Làm cái công trình mô (nào) năm ba chục tỷ, đồ công trình một hai tỷ ni (này) nhiều khi vốn giữa chừng cắt, hết vốn. Phú Vang chị thấy là chị bưa (ngán ngẩm) rồi”, dẫn lời bà Vân.
Cũng theo bà Vân, công trình dù là 01 tỷ hay hàng chục tỷ cũng sử dụng ngần đó máy móc, cũng 01 kỹ thuật, 01 thủ kho; có công trình dù yêu cầu phải là 02 cái máy lu, nhưng đơn vị thi công vẫn chỉ sử dụng 01 cái và chỉ khi nào thực sự cần mới tăng cường thêm mà thôi.
Về vấn đề hư hỏng tại công trình Đường giao thông từ đường tỉnh 10A đến đường dọc sông Như Ý, xã Phú Mỹ, bà Vân cho rằng, không thể hư hỏng đến mức ghê gớm và bà sẽ cho người đi kiểm tra để có hướng khắc phục.
Xem những hình ảnh được PV ghi nhận tại công trình, bà Vân tỏ ra ngạc nhiên và nói rằng do lâu nay ở Huế mưa quá nhiều, đơn vị này cũng đang làm nhiều công trình và đây là công trình “nhỏ tí” nên bà chưa về kiểm tra được.
Câu chuyện trên khiến nhiều người đặt ra câu hỏi rằng, chủ đầu tư, đơn vị giám sát và các bên có liên quan đang ở đâu mà để cho đơn vị thi công có thể “tranh thủ”, có thể tự tung tự tác như vậy?
Đặc biệt, tư tưởng xem nhẹ nguồn vốn hàng tỷ đồng lấy từ ngân sách nhà nước, lấy từ chính nguồn thuế người dân đóng góp của đơn vị thi công khiến nhiều người dân vô cùng bức xúc và một khi tư tưởng không thông liệu công trình có chất lượng?
Về phía chủ đầu tư là BQLDA Đầu tư xây dựng khu vực huyện Phú Vang lãnh đạo đơn vị này cho biết đã nắm được những phản ánh về hư hỏng và sẽ cho người về kiểm tra khắc phục nếu có.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.