Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 15 tháng 1 năm 2020 | 12:40

Hướng phát triển cho sản phẩm đạt chuẩn OCOP Hà Tĩnh

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ chức Hội nghị quán triệt định hướng phát triển các sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn OCOP.

Năm 2019, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) Hà Tĩnh đã đạt được kết quả khá cao, các sản phẩm tham gia Chương trình có nhiều chuyển biến rõ rệt về chất lượng, mẫu mã, hệ thống nhận diện thương hiệu... Đã có 140 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP, trong đó có 72 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3, 4 sao cao gấp 2,9 lần kế hoạch năm 2019 (KH 25 sản phẩm đạt chuẩn).
 
a9.JPG
Dây chuyền lọc và đóng chai tự động tại Hợp tác xã nước mắm Phú Khương (Kỳ Xuân - huyện Kỳ Anh). 
Các sản phẩm tham gia chương trình OCOP đều được truy xuất nguồn gốc thông qua quét mã QR, đảm bảo công khai thông tin về sản phẩm cho người tiêu dùng hiểu rõ về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm; xây dựng phần mềm chấm điểm đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đảm bảo chính xác, công khai, minh bạch, khách quan; các sản phẩm sau khi tham gia Chương trình phát triển tốt và có nhiều chuyển biến về chất lượng, mẫu mã, hệ thống nhận diện thương hiệu.
 
a7.JPG
Nhiều sản phẩm bước đầu được khách hàng đánh giá cao, lựa chọn tin dùng như: Nhung hươu Hương Sơn, Cam Vũ Quang, Cam giòn Thượng Lộc, Nem Chua Ý Bình, Giò me Tiến Giáp, Cu đơ Phong Nga, nước mắm Phú Khương, Bà Lý, Luận Nghiệp…
 
13.JPG

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn cho rằng, thời gian qua các địa phương, các chủ cơ sở, mô hình đã nỗ lực trong quá trình tham gia đào tạo, tập huấn, đầu tư máy móc thiết bị, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn OCOP.

cs.JPG

Sản phẩm OCOP Nhung hươu khô tán bột Chiến Sơn của Công ty CP Nông nghiệp Hương Sơn đạt hạng 4 sao.

 

“Việc tham gia OCOP không chỉ để tiêu thụ được sản phẩm nhiều hơn, mà còn hơn thế, đó là phải luôn đảm bảo, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, để giữ vững thương hiệu cho chính mình và cộng đồng, làng nghề. Đó mới là cái bền vững, lâu dài của sản phẩm đạt chuẩn OCOP” - ông, Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn nhấn mạnh tại hội nghị.

 

071.JPG
Khâu chấm điểm đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh luôn đảm bảo chính xác, công khai, minh bạch, khách quan.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng lưu ý cán bộ phụ trách OCOP các địa phương cũng như các chủ thể tham gia chương trình OCOP tiếp tục công tác tuyên truyền, quảng bá giới thiệu sản phẩm, đầu tư, nâng cấp máy móc thiết bị, áp dụng quy trình sản xuất khoa học, đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt chuẩn bền vững.

 

o1.JPG

Cửa hàng trưng bày, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm OCOP của Công ty CP CED Central số 02, đường Vũ Quang (TP. Hà Tĩnh)...

 

Cũng tại hội nghị,UBND tỉnh Hà Tĩnh đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Dực giữ chức Phó Chánh văn phòng Điều phối NTM tỉnh Hà Tĩnh, thời hạn bổ nhiệm là 05 năm.

 

a3.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh  Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn và lãnh đạo Văn phòng điều phối NTM tỉnh trao Quyết định bổ nhiệm Phó Chánh văn phòng Điều phối NTM tỉnh cho ông Nguyễn Hữu Dực.

 

Ông Nguyễn Hữu Dực hiện đang giữ chức Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh kiêm Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Hà Tĩnh.

 
Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top