Sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp (2013-2018), những kết quả thu được là rất ấn tượng, cho thấy ngành nông nghiệp đã phát triển nhanh, mạnh, bền vững trên nhiều lĩnh vực.
Quang cảnh Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm tái cơ cấu nông nghiệp. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến |
Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013. Sau 5 năm tích cực triển khai thực hiện (2013-2018), Bộ NN&PTNT cho biết kết quả thu được là rất ấn tượng.
Đây là những nhận định được nêu trong Báo cáo của Bộ NN&PTPT tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm tái cơ cấu nông nghiệp tổ chức sáng 10/11.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng; Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đồng chủ trì Hội nghị.
Tăng trưởng mạnh trên tất cả các lĩnh vực
Bộ NN&PTNT cho biết 5 năm qua, hệ thống thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục được đổi mới, phù hợp và hiệu quả hơn. Nhiều quy định pháp luật, cơ chế chính sách phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, tạo thuận lợi và hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp đã được ban hành, trong đó tập trung vào việc tháo gỡ những điểm nghẽn về đất đai, đầu tư, tín dụng nông nghiệp, phát triển kinh tế hợp tác, bảo hiểm, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo…
Kết quả phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đã minh chứng cho những nỗ lực cải cách, hoàn thiện thể chế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Năm 2017, có 1.955 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 20% so với bình quân 3 năm giai đoạn 2014-2016. Đến tháng 9/2018, cả nước có trên 49.600 doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản, chiếm 8% tổng doanh nghiệp cả nước, trong đó có 8.635 doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, tăng 2,5 lần so với năm 2012.
Đến tháng 9/2018, cả nước có 13.006 HTX nông nghiệp và trên 62.550 tổ hợp tác được tổ chức lại và thành lập mới theo Luật HTX 2012. Kinh tế hộ tiếp tục được hỗ trợ và tổ chức theo hướng quy mô lớn hơn. Kinh tế trang trại phát triển nhanh, đến cuối năm 2017, cả nước có 35.542 trang trại, tăng 50,8% so với năm 2012.
Những năm gần đây xuất hiện ngày càng nhiều mô hình hợp tác, liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến gắn với tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Cả nước đã hình thành 1.029 mô hình chuỗi với 1.407 sản phẩm và 3.162 địa điểm bán sản phẩm thực hiện tiêu chuẩn sản xuất tốt, an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường.
Cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế, phù hợp với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Từng chuyên ngành, lĩnh vực, những sản phẩm có lợi thế và thị trường thuận lợi đã tăng nhanh cả về diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng và tỉ trọng đóng góp cho tăng trưởng.
Trong lĩnh vực trồng trọt, 5 năm qua, đã chuyển đổi khoảng 200.000 ha trồng lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác có hiệu quả cao hơn, đồng thời, tăng cường chuyển đổi cơ cấu giống, đẩy mạnh thâm canh phòng trừ sâu bệnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa để tăng năng suất, chất lượng và giảm chi phí sản xuất.
Sản lượng, chất lượng các loại cây trồng chủ lực, có lợi thế đều tăng mạnh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tăng mạnh xuất khẩu. Sau 5 năm, giá trị tăng thêm của lĩnh vực trồng trọt tăng 7,8%, thu nhập trên 1 ha tăng 4,8%; cây ăn quả đóng góp cho tăng trưởng trồng trọt từ mức 12% năm 2012 lên gần 32% năm 2017; các cây công nghiệp có giá trị cao đóng góp 43% cho tăng trưởng trồng trọt, tăng gần 16%.
Chăn nuôi công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao phát triển mạnh. Đàn giống được cải thiện đáng kể, nhiều giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao với kỹ thuật tiên tiến đã được đưa vào sản xuất phổ biến. Sau 5 năm thực hiện cơ cấu lại, sản lượng thịt hơi các loại tăng 30%; thịt gia cầm tăng bình quân 17%; thịt lợn, thịt bò tăng 12,7%; thịt dê, cừu tăng 14%, sữa tươi tăng 47%; trứng gia cầm tăng 18,7%...
Trong lĩnh vực thuỷ sản, đã chú trọng tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, thực hành nuôi tốt, bảo đảm an toàn thực phẩm; tổ chức lại sản xuất trên biển và tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật bảo quản hải sản đánh bắt từ 7 ngày lên trên 20 ngày. Trong 5 năm qua, tổng sản lượng thủy sản tăng từ 5,92 triệu tấn lên 7,2 triệu tấn. Tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 4,7%/năm, giá trị tăng thêm đạt 4,3%/năm. Giá trị trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 2017 đạt 206,8 triệu tấn, tăng gấp 1,4 lần so với năm 2012.
Nông sản Việt Nam xuất khẩu đi khắp thế giới
Thị trường có tính chất quyết định đến cơ cấu, quy mô sản xuất và kết quả của quá trình thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp. Vì vậy thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã tích cực phối hợp với ngành công thương, ngoại giao đẩy mạnh các hoạt động mở rộng thị trường song song với việc nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu; thúc đẩy các quá trình đàm phán tháo gỡ rào cản kỹ thuật trong thương mại; đa dạng hóa thị trường để vừa giữ ổn định các thị trường truyền thống, dễ tính, vừa mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khó tính có giá trị gia tăng cao như thị trường Mỹ (vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, vú sữa), Australia (vải thiều, xoài, xúc tiến tiếp thị quả có múi), Nhật Bản (thanh long, thịt gà)… đẩy mạnh phát triển hệ thống thông tin, dự báo thị trường nông sản trong và ngoài nước và thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTPT, xuất khẩu nông sản Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 thế giới. Năng lực cạnh tranh và vị thế của nông nghiệp Việt Nam ngày càng được nâng cao.
Nông lâm thuỷ sản Việt Nam đã được xuất khẩu đến gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong những năm qua. Giai đoạn 2013-2017 đạt 157,49 tỷ USD, bình quân đạt 31,5 tỷ USD/năm, tăng 51,2% so với bình quân giai đoạn 5 năm trước.
Năm 2018, dự kiến sẽ đạt khoảng 40 tỷ USD; trong đó có 10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên; có 5 mặt hàng (tôm, trái cây, hạt điều, cà phê và đồ gỗ) đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD.
Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu cũng được chuyển đổi hiệu quả hơn. Tỉ trọng các mặt hàng chế biến, chất lượng và giá trị gia tăng ngày càng cao. Chẳng hạn đối với mặt hàng gạo, đến nay 80% gạo xuất khẩu là gạo chất lượng cao, vì vậy giá gạo Việt Nam xuất khẩu đã ngang bằng (có thời điểm vượt) giá gạo xuất khẩu cùng loại của Thái Lan.
Những "điểm nghẽn" cần giải quyết
Tuy đạt nhiều kết quả ấn tượng nêu trên, nhưng theo Bộ NN&PTNT, sau 5 năm tái cơ cấu, ngành nông nghiệp vẫn còn đứng trước nhiều rủi ro, chưa vững chắc.
Trong khi năng lực sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng nhanh thì thị trường tiêu thụ diễn biến khó lường. Công tác dự báo cung, cầu yếu nên chưa tránh được tình trạng nông sản ”được mùa, mất giá”, ảnh hưởng đến sản xuất, thu nhập và đời sống của người dân.
Cùng với đó, năng suất lao động nông nghiệp, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều loại nông sản mặc dù đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn thấp.
Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất còn chậm; kinh tế hộ nhỏ lẻ vẫn chiếm tỉ trọng cao và đang bộc lộ những hạn chế, yếu kém cản trở quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp; sản xuất quy mô lớn, theo chuỗi giá trị chưa trở thành chủ đạo.
Thu hút nguồn lực xã hội cho nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế; tỉ trọng vốn đầu tư xã hội vào ngành chỉ khoảng 5,8-6,0% của cả nước; đầu tư theo hình thức đối tác công tư mới chỉ ở quy mô nhỏ, thí điểm.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Thời gian, trí tuệ, quyết định kịp thời, đúng lúc là yếu tố quyết định thành công. Vừa qua Tổng Bí thư nêu lãng phí thời gian, mà thời gian là tiền bạc, sao cứ để loay hoay mãi. Phân cấp mạnh ra, quy định trong luật cho rõ cái gì được làm và không được làm để người ta sáng tạo”
Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.