Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 24 tháng 10 năm 2017 | 2:6

Không thể tăng trưởng dựa vào dầu thô

Sáng nay (24/10), theo chương trình kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XIV, Quốc hội thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 và kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2018-2020.

Nhìn về kết quả kinh tế-xã hội đạt được trong 9 tháng năm 2017 cũng như ước tính các chỉ số đạt được của cả năm, trong đó dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP năm 2017 sẽ đạt 6,7%, trong 13 chỉ tiêu Quốc hội đề ra, 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch và 8 chỉ tiêu đạt kế hoạch, các đại biểu cho rằng đây là cố gắng của Chính phủ và các cấp, các ngành trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển đổi mô hình tăng trưởng, giảm dần dựa vào khai thác tài nguyên, nhất là dầu thô và chuyển hướng sang lấy công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ làm nòng cốt. 

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết rất nhiều ý kiến cho rằng tăng trưởng của Việt Nam chạy theo gia tăng dầu thô, tín dụng nên vì sao quý I, II thấp, quý III cao. Tại sao năm nay tăng trưởng GDP năm nay là 6,7% mà sang năm chỉ là từ 6,5- 6,75%? Tại sao GDP tăng 6,7% mà, mà ngân sách dự báo chỉ tăng 2,3%?...

Phân tích về động lực tăng trưởng kinh tế, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định không có việc tăng trưởng dựa vào dầu thô. 

Năm 2016 và 2017, công nghiệp khai khoáng liên tục giảm và giảm rất sâu, đầu tiên là dầu thô, tiếp đó là than đá. Với than đá, bình quân khai thác ở độ sâu (-) 285m so với mặt nước biển, chi phí giá thành cao, khai thác khó khăn. Dầu thô năm 2017 kế hoạch đạt được chỉ 13,28 triệu tấn, giảm 3 triệu tấn so với năm 2016. Tính toán cứ mỗi 1 triệu tấn dầu thô giảm đi thì GDP giảm 0,25%, như vậy giảm 3 triệu tấn, làm giảm GDP 0,75%. Muốn khai thác thêm để tăng trưởng cũng không được vì khai thác dầu hiện phải đi vào vùng biển xa, trữ lượng dầu thô giảm. 

Phó Thủ tướng cho biết 3 tháng cuối năm tăng thêm 9% tín dụng nhưng không đáng lo ngại vì đây chỉ là chỉ tiêu định hướng. Điều hành tín dụng còn phụ thuộc khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Tổng mức tín dụng không quan trọng bằng chất lượng tín dụng. Chính phủ đã có cuộc họp quan trọng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước báo cáo các khoản nợ trên 5.000 tỷ đồng.

Các báo cáo, rà soát cho thấy các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, tập đoàn địa ốc phần lớn là nợ nhóm 1- có khả năng nợ cao nhất. Còn tính tổng công ty mẹ, công ty con, tập đoàn nợ cao nhất là 20.000 tỷ đồng. 

Chủ yếu tín dụng chảy vào công nghiệp chế tạo, nông nghiệp nên tăng trưởng giảm bớt đầu tư vốn, tín dụng, điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật. Công nghiệp chế tạo dự kiến đạt tăng 13,5%, cao nhất từ năm 2010 trở lại đây, không chỉ bù đắp cho công nghiệp khai khoáng mà còn là động lực để tăng trưởng, Phó Thủ tướng cho hay.

Về ngân sách, Phó Thủ tướng cho biết rất tâm đắc và thấy chính xác. “Tại sao ước thu ngân sách chỉ tăng 2,3% trong khi tăng trưởng tăng cao? Vì các nhà đầu tư nước ngoài mới đầu tư, thu chủ yếu là thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên thuế nhà thầu,…”.

Phó Thủ tướng cho biết thêm thu ngân sách giảm cũng do trong Quý IV bà con không mua ô tô trong nước mà chờ đến 1.1.2018, thời điểm thuế xuất bằng 0 để mua xe giá rẻ nên các tỉnh Quảng Ngãi, Vĩnh Phúc, Hải Dương sẽ có giảm sụt thu thuế.

“Tuy mới thu đạt 16% nhưng dự báo cả năm vẫn đạt là trông vào quá trình cổ phần hoá. Quá trình cổ phần hoá chuẩn bị từ đầu năm đến quý IV này mới tiến hành. Tổng số công ty cổ phần hóa có tổng vốn rất lớn như: Tập đoàn cao su Việt Nam, PVOil, Tổng công ty Điện lực dầu khí, Lọc hoá dầu Bình Sơn... Rồi thoái vốn khỏi Vinamilk, Sabeco... mà bán kịp thì sẽ cho dư địa cả năm sau. Rồi khu vực ngoài quốc doanh năm ngoái cũng đóng góp vào ngân sách 20%”, Phó Thủ tướng phân tích.

D.T

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết vừa ký ban hành Nghị quyết số 40-NQ/TU về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

  • Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Sáng 20/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp và làm việc với ông Jadamba Enkhbayar - Bộ trưởng Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ, Chủ tịch Phân ban Mông Cổ trong Ủy ban liên Chính phủ song phương.

  • Ngành gỗ tăng tốc về đích sớm

    Ngành gỗ tăng tốc về đích sớm

    Một trong những điểm nhấn nổi bật trong "bức tranh" xuất khẩu nông lâm thủy sản từ đầu năm đến nay là kết quả xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Đây là 1 trong 6 mặt hàng có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD và hứa hẹn sẽ lập kỷ lục mới xuất khẩu trong năm 2024.

Top