Toàn tỉnh Quảng Trị hiện có khoảng 65 cơ sở sản xuất nước mắm, tập trung chủ yếu ở Cửa Việt, Cửa Tùng và các xã bãi ngang ven biển. Các cơ sở sản xuất đa phần sử dụng công nghệ cổ truyền, chưa mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thiếu đầu tư nên chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hành vụ đông là cây trồng truyền thống có hiệu quả kinh tế cao của huyện Nam Sách nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung. Giống đem trồng là nguồn củ được để lại từ vụ trước. Mặt khác, trong nhiều năm gần đây, do tập quán chăm sóc và chế độ dinh dưỡng, nước tưới của nông dân chưa phù hợp đã làm cho việc quản lý dịch hại ngày càng khó khăn, năng suất hành cuối vụ thường không ổn định.
Cùng với sự phát triển của công nghệ trên tất cả các lĩnh vực, ứng dụng công nghệ thông tin vào canh tác lúa là một bước tiến mới trong sản xuất. Phần mềm “Quản lý cây lúa” (RCM) được gọi đơn giản là “Một chạm, năm biết” là phần mềm lập trình sẵn những câu hỏi để phỏng vấn nông dân về các thông tin trong sản xuất.
Năm 2016 là năm đầy khó khăn và biến động đối với ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng. Song với sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, kịp thời của các cấp từ Trung ương đến địa phương, sự chủ động của nông ngư dân, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vẫn đạt 7,1 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2015.
Năm 2017, hệ thống khuyến nông xác định tiếp tục đổi mới nội dung hoạt động theo hướng đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền với các loại hình đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng, phù hợp với trình độ của nông dân; chú trọng đến hiệu quả và khả năng nhân rộng của các mô hình khuyến nông, phù hợp với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở các địa phương.