Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 23 tháng 2 năm 2017 | 11:18

Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm

Ngày 17/2/2017, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường đã ký Công điện khẩn số 1475/CĐ-BNN-TY yêu cầu tăng cường các biện pháp ngăn chặn virus cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng virus cúm khác xâm nhiễm vào Việt Nam.

Tiêm phòng cho đàn gà để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là các tỉnh biên giới và các bộ, ngành liên quan tập trung công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm theo nội dung Công điện số 528/CĐ-TTg; Quyết định số 210/QĐ-BNN-TY, trong đó cần chú trọng một số nội dung chính như sau:

Nghiêm cấm vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, kể cả hình thức cho, tặng gia cầm và sản phẩm gia cầm qua biên giới của tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới. Tổ chức tuyên truyền đến cư dân biên giới về sự nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm; giám sát, phát hiện, đấu tranh không tiếp tay cho các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm.

Chính quyền địa phương tuyên truyền sâu rộng đến từng cư dân biên giới, chính quyền cấp xã, cấp huyện và các đoàn thể tại khu vực biên giới về sự nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm, các dấu hiệu nhận biết gia cầm nghi mắc bệnh cúm, đồng thời hướng dẫn, tổ chức giám sát cụ thể về các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm theo quy định. Tuyên truyền để người tiêu dùng chỉ mua gia cầm, sản phẩm gia cầm có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm soát thú y.

Khẩn trương rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp để tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm có hiệu quả nhất.

Cục Thú y tăng cường kiểm soát hoạt động vận chuyển gia cầm, sản phẩm của gia cầm qua biên giới; đồng thời triển khai các hoạt động giám sát, tổ chức lấy mẫu gia cầm sống để giết mổ, thịt gia cầm nhập lậu qua biên giới để xét nghiệm chỉ tiêu an toàn thực phẩm nhằm cảnh báo cho người tiêu dùng…

Chỉ đạo UBND các cấp, các ban, ngành của địa phương và lực lượng chức năng, đặc biệt là bộ đội biên phòng, hải quan, công an, quản lý thị trường, giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với lực lượng thú y, y tế tổ chức chặt chẽ tại các thôn bản, các khu vực tập kết, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm, nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm khắc, triệt để đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, không rõ nguồn gốc; chính quyền các cấp chủ động áp dụng các biện pháp tổng hợp phòng, chống dịch cúm gia cầm theo quy định; lập kế hoạch chủ động bố trí lực lượng kiểm soát cố định và cơ động, nhân lực, vật tư, kinh phí nhằm ứng phó kịp thời khi có dịch cúm gia cầm xảy ra, không để dịch lây lan cho người và xảy ra trên diện rộng...

Theo báo cáo của Cơ quan Thú y vùng IV, thời gian qua đã xảy ra ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại xã Phổ Cường huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi); toàn bộ đàn gia cầm 2.800 con đã được tiêu hủy. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh và chính quyền địa phương đã thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

Hiện, cả nước có 1 ổ dịch cúm A/H5N1 xảy ra tại tỉnh Bạc Liêu và c1 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 xảy ra tại tỉnh Quảng Ngãi.

P.V

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top