Chiều 17/1, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh phối hợp với UBND huyện Can Lộc tổ chức lễ công bố và trao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận Cam Thượng Lộc.
Cam Thượng Lộc là sản phẩm đặc sản đã có chất lượng và danh tiếng đối với người tiêu dùng; được xác định là cây trồng chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần phát triển KT- XH trên địa bàn. Diện tích cam Thượng Lộc hiện đã đạt 420 ha với khoảng 210.000 cây.
Cam Thượng Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh) chính thức được bảo hộ thương hiệu
Trên cơ sở đề xuất của UBND huyện Can Lộc về việc hỗ trợ triển khai dự án bảo hộ và phát triển thương hiệu cam Thượng Lộc cho sản phẩm cam quả, năm 2015, Sở KH&CN đã tuyển chọn đơn vị chủ trì và tham mưu UBND tỉnh phê duyệt cho triển khai dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cam Thượng Lộc cho sản phẩm cam quả của vùng trà sơn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh” trong 2 năm 2015 – 2017.
Cam Thượng Lộc được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn
Dự án được triển khai với 2 mục tiêu chính là xây dựng hồ sơ xác lập quyền sở hữu trí tuệ cam Thượng Lộc cho sản phẩm cam quả của vùng trà sơn, huyện Can Lộc; xây dựng, triển khai hệ thống quản lý và phát triển thương hiệu Cam Thượng Lộc. Ngày 9/1/2017, Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành quyết định số 1016/QĐ-SHTT về việc cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cam Thượng Lộc cho UBND huyện Can Lộc (văn bằng số 274665).
Ông Lưu Đức Thanh – Trưởng phòng Chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu quốc tế (Bộ KH&CN) trao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận Cam Thượng Lộc cho huyện Can Lộc
Cam Thượng Lộc được cấp văn bằng bảo hộ là tiền đề quan trọng trong việc triển khai các hệ thống quản lý và phát triển một cách bài bản, có hiệu quả trong thời gian tới. Đặc biệt, sẽ góp phần nâng cao vị thế và sức cạnh tranh trên thị trường, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Trà Giang
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.