Nhận thấy thực trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gia súc, gia cầm còn nhiều hạn chế, gây ô nhiễm môi trường, Trạm Khuyến nông Khuyến - lâm huyện Đà Bắc (Hòa Bình) đã thực hiện mô hình sử dụng chế phẩm BALASA No.1 làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn, gà tại thị trấn Đà Bắc.
Gà nuôi trong mô hình sinh trưởng, phát triển tốt.
Mô hình được triển khai từ tháng 9/2016 đến đầu tháng 1/2017. Diện tích đệm lót sinh học cho gà là 45 m2, số lượng 250 con gà Mía và diện tích làm đệm lót sinh học cho lợn 26m2. Trung tuần tháng 1/2017, Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm huyện đã tổ chức tổng kết để đánh giá hiệu quả và lợi ích của mô hình, từ đó nhân rộng tới các hộ chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện.
Qua đánh giá tại điểm trình diễn thấy, mô hình áp dụng tương đối thành công, phân thải của lợn, gà được phân hủy nhanh, không có mùi hôi, tăng cường sức đề kháng đối với dịch bệnh và tăng cường quá trình tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Lợn, gà lớn nhanh, khỏe mạnh. Bên cạnh đó, giảm công lao động dọn dẹp hàng ngày và giảm chi phí điện, nước do không phải sử dụng nước rửa chuồng hoặc tắm cho vật nuôi (lợn), trong khi chi phí đầu tư làm đệm lót sinh học thấp.
Đối với gà nuôi trên nền đệm lót sinh học không bị thối bàn chân, lông tơi mượt, đề kháng tốt, giảm rõ rệt các bệnh đường tiêu hóa và hô hấp. Trọng lượng gà xuất chuồng bình quân đạt 1,5 kg/ con, lợn sau 4 tháng nuôi đạt 80- 95 kg/con.
Ông Trịnh Văn Phúc ,hộ tham gia mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, cho biết, mô hình thực sự có hiệu quả kinh tế, thân thiện với môi trường, nguyên vật liệu chủ yếu làm đệm lót là trấu, mùn cưa nên dễ tìm, kỹ thuật không quá phức tạp, dễ tiếp cận và phù hợp với quy mô nông hộ. Không phải tắm rửa cho lợn, rửa chuồng hàng ngày nên tiết kiệm được thời gian và công lao động, giảm hẳn mùi hôi thối gây ảnh hưởng tới các hộ gia đình xung quanh như trước đây. Chi phí làm đệm lót sinh học cho lợn giá thành thấp, 350.000 đồng/26m2. Bên cạnh đó, đệm lót sau khi sử dụng hết lứa chăn nuôi có thể cải tạo bằng cách bổ sung thêm nguyên liệu và chế phẩm sinh học rồi tiếp tục chăn nuôi gối lứa hoặc sử dụng làm phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Tuy mới thực hiện, điểm trình diễn còn ở quy mô nhỏ, nhưng đây là mô hình mới bắt đầu đưa vào áp dụng tại địa phương nhằm chuyển giao kỹ thuật, tuyên truyền vận động người chăn nuôi áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi an toàn sinh học bằng việc ứng dụng đệm lót sinh học khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh và tiết kiệm được thuốc thú y, công lao động và chi phí sản xuất, góp phần đẩy mạnh nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm tại địa phương.
Bước đầu mô hình chăn nuôi lợn, gà trên nền đệm lót sinh học được các hộ chăn nuôi đánh giá rất cao, có thể nhân rộng ra các xã trong huyện Đà Bắc.
Trịnh Thị Thanh Hòa
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.