Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 10 tháng 2 năm 2017 | 1:15

Hoạt động khuyến nông 2017: Chú trọng hiệu quả và khả năng nhân rộng

Năm 2017, hệ thống khuyến nông xác định tiếp tục đổi mới nội dung hoạt động theo hướng đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền với các loại hình đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng, phù hợp với trình độ của nông dân; chú trọng đến hiệu quả và khả năng nhân rộng của các mô hình khuyến nông, phù hợp với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở các địa phương.

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thăm mô hình trồng vải theo tiêu chuẩn VietGAP tại Bắc Giang.

Năm 2016 là năm ngành nông nghiệp nói chung và công tác khuyến nông nói riêng phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức do thiên tai xảy ra liên tiếp, kéo dài ở hầu khắp các địa phương; kinh phí đầu tư thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu; công tác quản lý nhà nước về khuyến nông có nhiều vấn đề bất cập nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời; những vướng mắc, bất cập về cơ chế tài chính, cơ chế quản lý hoạt động khuyến nông tiếp tục là rào cản, vướng mắc trong quá trình hoạt động; yêu cầu về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ và chuyển các dịch vụ công theo hình thức đặt hàng gây tâm lý băn khoăn, lo ngại cho cán bộ khuyến nông.

Trong bối cảnh đó, hệ thống khuyến nông cả nước đã mạnh dạn đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động để tiếp tục triển khai các dự án, nhiệm vụ khuyến nông, giúp nông dân vượt qua khó khăn, khôi phục và phát triển sản xuất.

Nở rộ mô hình hay

Đối với nhiệm vụ xây dựng và nhân rộng các mô hình trình diễn, căn cứ các dự án khuyến nông được Bộ phê duyệt, năm 2016, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã chủ trì triển khai 20 dự án khuyến nông với tổng kinh phí 83.015 triệu đồng (giảm 16.227 triệu đồng so với năm 2015) và quản lý 9 dự án khuyến nông do các đơn vị ngoài Bộ chủ trì với kinh phí 11.480 triệu đồng.

Qua đánh giá, một số dự án đạt kết quả cao như: “Sản xuất hạt giống lúa lai F1” có tổng sản lượng hạt lai đạt 2.950 tấn; dự án “3 giảm, 3 tăng và SRI” diện tích thực hiện 910ha, chi phí giảm từ 2 - 2,5 triệu đồng/ha, tăng năng suất và chất lượng lúa, chuyển đổi nhận thức của nông dân từ gieo sạ dày sang sạ thưa, năng suất lúa đạt 64 - 65 tạ/ha, tăng hiệu quả kinh tế 25% so với sản xuất đại trà; hay mô hình “Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh tổng hợp cho cây mía phục vụ chế biến đường công nghiệp”, năng suất đạt khoảng 85 tấn/ha; “Dự án xây dựng mô hình thâm canh thanh long bền vững, an toàn dịch bệnh”, năng suất đạt 35-40 tấn/ha, hiệu quả kinh tế tăng 15-20%.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm cho các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc” có quy mô 4.000 con gà, 3 máy ấp và máy nở; “Xây dựng mô hình cải tạo đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt trong nông hộ” với 1.850 con bò được vỗ béo; “Xây dựng mô hình nuôi ong mật chất lượng cao trong nông hộ tại các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung, Tây Nguyên”, quy mô 800 đàn ong (600 đàn ong nội và 200 đàn ong ngoại).

Trong lĩnh vực thủy sản, dự án “Mô hình nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm”, tỷ lệ sống đạt 79,8%, năng suất 16,2 tấn/ha; kích cỡ thu hoạch đạt trung bình 704 g/con; dự án “Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trên vùng đất chuyển đổi” dự kiến kết quả đạt 58 tấn tôm càng xanh và 260 tấn lúa, cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Đẩy mạnh hoạt động đào tạo huấn luyện

Đào tạo, huấn luyện là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của hệ thống khuyến nông. Năm 2016, hoạt động đào tạo huấn luyện tiếp tục đổi mới cả về nội dung và phương pháp tập huấn theo hướng đi sâu vào chất lượng, hiệu quả. Nội dung các khóa tập huấn tập trung vào các chủ đề phục vụ tái cơ cấu ngành và xây dựng nông thôn mới, trang bị các kiến thức cần thiết về chính sách, tổ chức quản lý sản xuất, thị trường, hội nhập quốc tế,… cho cán bộ khuyến nông và nông dân. Theo đó, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức được 14 lớp đào tạo giảng viên khuyến nông cấp quốc gia cho 567 cán bộ khuyến nông cấp tỉnh; tổ chức được 331 lớp TOT cấp tỉnh, huyện và cơ sở; tổ chức 55 lớp tập huấn cho cộng tác viên khuyến nông. Xây dựng 7 tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, 6 poster kỹ thuật, 2 đĩa hình kỹ thuật khuyến nông. Tổ chức 5 đoàn khảo sát học tập trong nước, 2 đoàn khảo sát học tập nước ngoài và 1 lớp tập huấn ASEAN về sản xuất cà phê bền vững.

Bên cạnh đó, hoạt động thông tin tuyên truyền tiếp tục được đổi mới và bám sát các định hướng của Bộ, ngành như: Sản xuất hiệu quả, an toàn, bền vững; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng trừ dịch bệnh phát sinh; biến đổi khí hậu;… đặc biệt là tập trung vào các vấn đề mới phát sinh trong quá trình sản xuất như vụ xuân ấm, xâm nhập mặn, hạn hán, dịch bệnh, quản lý chất cấm trong chăn nuôi, thủy sản... Cụ thể, tổ chức 2 hội thi giảng viên khuyến nông giỏi và tuyên truyền viên giỏi phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; có tổng số 19 tỉnh, thành phố tham dự, thu hút 1.037 đại biểu và 228 cán bộ khuyến nông tham dự. Tổ chức 8 hội chợ nông nghiệp vùng với tổng số 2.515 gian hàng (trong đó có 607 gian hàng nông nghiệp), thu hút 504.000 lượt người tham quan, mua sắm. Tổ chức 21 diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp thu hút 6.042 lượt đại biểu tham dự (trong đó có 4.670 nông dân), đã tư vấn, giải đáp 778 câu hỏi tại diễn đàn.

Về tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đã xây dựng 219 chương trình phát trên đài truyền hình; 737 chương trình phát trên đài phát thanh; 8.800 tin, bài, ảnh tuyên truyền trên báo viết và 1.363 tin, bài, ảnh tuyên truyền trên báo điện tử. Trang web Khuyến nông Việt Nam đã đăng tải 3.400 tin, bài, ảnh và 32 chuyên mục; thư viện điện tử cập nhật được 216 đầu sách và 20 ấn phẩm các loại. Bản tin Thông tin Khuyến nông Việt Nam xuất bản được 16 số, phát hành 7.000 bản/số trên khắp cả nước. Biên tập, in và phát hành 12 ấn phẩm với số lượng 145.600 bản, chủ yếu dưới hình thức tờ gấp, tờ poster để bà con dễ tiếp cận; in sao 35 đầu đĩa hình với số lượng 3.000 đĩa; biên dịch 15 đĩa hình sang tiếng dân tộc Thái, Mông để phục vụ bà con dân tộc thiểu số; tiếp tục chương trình xây dựng tủ sách khuyến nông tại các xã nông thôn mới.

Tiếp tục đổi mới theo chiều sâu

TS.Trần Văn Khởi, quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, cho biết, trên cơ sở những kết quả đạt được năm 2016, công tác chỉ đạo, điều hành các nhiệm vụ khuyến nông năm 2017 tập trung theo hướng chủ động, tích cực, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, bám sát và phục vụ trực tiếp các chủ trương, chính sách lớn của ngành. Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông theo hướng: tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khuyến nông; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền với các loại hình đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng, phù hợp với trình độ của nông dân; đổi mới phương pháp kiểm tra, giám sát, đánh giá, chú trọng đến tính hiệu quả và khả năng nhân rộng của các mô hình khuyến nông.

Cụ thể, tiếp tục biên tập dự thảo nghị định mới về khuyến nông để trình Chính phủ phê duyệt nhằm đổi mới toàn diện công tác khuyến nông. Phối hợp tốt với Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Vụ Tài chính, các tổng cục, cục chuyên ngành trong công tác quản lý khuyến nông của Bộ. Thực hiện tốt công tác hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho hệ thống khuyến nông các cấp, các đơn vị tham gia hoạt động khuyến nông.

Đổi mới hình thức, nâng cao chất lượng các sự kiện, ấn phẩm khuyến nông, đổi mới hình thức, nội dung Bản tin Thông tin Khuyến nông Việt Nam, nâng cấp trang web khuyến nông để nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền hơn nữa.

Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nông, tài liệu khuyến nông, các đoàn khảo sát học tập trong và ngoài nước, bám sát chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trọng tâm là Đề án tái cơ cấu ngành và chương trình xây dựng nông thôn mới.

Đối với các dự án xây dựng mô hình trình diễn: chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, đơn vị triển khai đúng tiến độ, mùa vụ sản xuất. Tăng cường chất lượng các hoạt động tập huấn trong và ngoài mô hình, thông tin tuyên truyền, tổ chức hội nghị, hội thảo đầu bờ để tuyên truyền, nhân rộng kết quả của dự án; tăng cường tính chủ động, trách nhiệm của các phòng chuyên môn, văn phòng thường trực, chủ nhiệm dự án trong việc kiểm tra, giám sát ở các địa phương.

Khánh Nguyên

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top