Nếu như trước đây, nông dân trên địa bàn huyện CưM’gar (Đắk Lắk) chỉ sử dụng hình thức tưới nước trực tiếp cho cây cà phê, tiêu,… thì vài năm trở lại đây, nhiều hộ mạnh dạn chuyển sang sử dụng công nghệ tưới phun mưa (hay còn gọi là tưới béc). Cách làm này không những giảm chi phí lao động mà còn giúp tiết kiệm nguồn nước trong mùa khô.
Công ty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC) vừa phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Kế Sách (Sóc Trăng) tổ chức hội thảo đánh giá chất lượng và năng suất giống bắp (ngô) nếp lai CX 247. Kết quả cho thấy, giống bắp này đã thể hiện những ưu điểm vượt trội như: hạt to đều, có vị ngọt, ngon và dẻo hơn so với giống đối chứng.
Đó là khẳng định của PGS.TS. Nguyễn Văn Tuất, Phó giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS) tại hội nghị 20 năm thương mại hóa cây trồng biến đổi gen trên thế giới và kết quả nổi bật năm 2015 do VAAS phối hợp với Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong nông nghiệp (ISAAA) tổ chức.
Mô hình nuôi 1 vụ tôm nước lợ vào mùa khô, trồng 1 vụ lúa vào mùa mưa đã xuất hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu nhưng diện tích không ổn định do nhiều nông dân cố giữ nước lợ để nuôi tôm trong thời điểm nước ngọt bởi lợi nhuận trồng lúa thấp. Tuy nhiên, qua quá trình sản xuất, mô hình ngày càng thể hiện nhiều ưu điểm như: rủi ro dịch bệnh thấp, tạo ra sản phẩm sạch, hiệu quả kinh tế khá cao và ổn định, khả năng thích ứng cao với những vùng gần biển có điều kiện nước lợ, ngọt đan xen nhau.
Vụ chiêm xuân 2016, Công ty TNHH Giống nông nghiệp Trường Hương Điện Biên đã đưa vào thử nghiệm cấy lúa theo phương pháp hiệu ứng hàng biên. Bước đầu có 14 hộ nông dân ở xã Thanh Yên (huyện Điện Biên) đăng ký tham gia với tổng diện tích 4ha. Đây là phương pháp cấy lúa mới thuộc đề tài khoa học của Trung tâm Tư vấn đào tạo và Chuyển giao tiến bộ khoa học nông nghiệp (thuộc Hội Liên hiệp Khoa học và Công nghệ Hà Nội).
Nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, những năm qua, tỉnh Ninh Thuận tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp thông qua việc hình thành nhiều vùng chuyên canh phục vụ công nghiệp chế biến như các loại trái cây (táo, nho), vật nuôi (dê, cừu,…). Hướng đi này bước đầu khẳng định hiệu quả, nhất là trong bối cảnh hạn hán khốc liệt như hiện nay.
Nhiều năm nay, người dân huyện Cư Jút (Đắk Nông) tưới cho cây hồ tiêu bằng cách dùng máy bơm nước từ ao, hồ, sông, suối tưới theo từng trụ. Trước tình trạng hạn hán ngày càng khắc nghiệt như hiện nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai thí nghiệm mô hình tưới nước tiết kiệm trên cây hồ tiêu, bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực.
Một trong những biện pháp cấp bách phòng chống hạn hán trên vùng nông nghiệp Lâm Đồng hiện nay là khẩn trương xây dựng, phát triển hệ thống ao, hồ nhỏ, nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống thủy lợi trên địa bàn thôn, xã, qua đó nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ, giữ gìn và tiết kiệm nguồn nước tưới.