Giám định pháp y tâm thần là một bộ phận của giám định tư pháp, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng với hoạt động tố tụng, góp phần giải quyết các vụ án được chính xác, khách quan, đúng pháp luật.
Ông Trần Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên (thứ 3 từ trái sang) tại lễ công bố quyết định thành lập cơ quan.
Nhiệm vụ trọng tâm của giám định pháp y tâm thần là xác định các đối tượng phạm tội nghi ngờ có rối loạn tâm thần, xem họ có bệnh tâm thần hay không, bệnh gì, mức độ bệnh ra sao? Từ đó xác định năng lực hành vi đối với người có hành vi vi phạm pháp luật. Trên cơ sở đó, cơ quan tiến hành truy tố, xét xử quyết định năng lực hành vi dân sự; trách nhiệm hình sự của người vi phạm pháp luật.
Song, do hệ thống tổ chức giám định pháp y tâm thần hiện nay đang bộc lộ nhiều bất cập, vì vậy, việc chấn chỉnh lại hoạt động, chuyên nghiệp hoá tổ chức giám định pháp y tâm thần trên toàn quốc là vấn đề cấp thiết.
Theo đó, ngày 17/6/2015, Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên được Bộ Y tế công bố quyết định thành lập, trụ sở tại 134 Nguyễn Thị Định, phường Thành Nhất, TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Trên cơ sở Trung tâm Giám định pháp y tâm thần tỉnh Đắk Lắk, Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên thực hiện giám định pháp y tâm thần cho 7 tỉnh của khu vực Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Khánh Hòa, Phú Yên và Lâm Đồng).
Những ngày đầu đi vào hoạt động, đơn vị gặp nhiều khó khăn như: cơ sở vật chất chưa có, nhà làm việc đang đặt nhờ cùng Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk, đào tạo nguồn nhân lực hạn chế, trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu giám định và cải cách tư pháp trong giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập, thiếu giám định viên... (cán bộ biên chế 12 người, hợp đồng 18 người; trong đó, sau đại học 4 người, đại học 8 người, cao đẳng và trung cấp 15 người, bảo vệ, hộ lý 3 người).
Với sự nỗ lực hết mình, tập thể cán bộ, nhân viên Trung tâm quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực và quyết tâm hết mình của tập thể cán bộ, nhân viên, đến nay, đơn vị đã khám được hơn 100 ca bệnh, chủ yếu là hình sự, góp phần không nhỏ vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trên khu vực phụ trách.
Ông Trần Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên, chia sẻ: “Với vai trò trách nhiệm của mình, tập thể cán bộ, nhân viên trong đơn vị quyết tâm vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, nhất là trong thời kỳ đất nước đang đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa và cải cách tư pháp”.
Nhất Nam
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.