Vụ chiêm xuân 2016, Công ty TNHH Giống nông nghiệp Trường Hương Điện Biên đã đưa vào thử nghiệm cấy lúa theo phương pháp hiệu ứng hàng biên. Bước đầu có 14 hộ nông dân ở xã Thanh Yên (huyện Điện Biên) đăng ký tham gia với tổng diện tích 4ha. Đây là phương pháp cấy lúa mới thuộc đề tài khoa học của Trung tâm Tư vấn đào tạo và Chuyển giao tiến bộ khoa học nông nghiệp (thuộc Hội Liên hiệp Khoa học và Công nghệ Hà Nội).
Theo phương pháp này, cứ cấy hai hàng sông hẹp cách nhau khoảng 15cm (khóm cách khóm khoảng 15cm) lại cấy một hàng sông rộng 38 - 40cm. Tốt nhất là hàng cấy theo hướng Đông -Tây. Với lúa lai cấy 15 - 16 khóm/m2, lúa thuần 18-20 khóm/m2, áp dụng cho cả hai vụ trong năm (trong khi phương pháp cấy dày hiện nay tới 40 - 50 khóm/m2). Phương pháp này sẽ phát huy được hiệu ứng hàng biên là tận dụng ánh sáng chiếu trực tiếp vào gốc, thân, lá, kích thích các chồi mắt phát triển nên lúa vừa đẻ sớm, đẻ khoẻ lại vừa ít sâu bệnh. Phân được bón theo hàng sông hẹp, tiết kiệm, hiệu suất cao, tăng ít nhất từ 10% sản lượng trở lên so với phương pháp cấy lúa truyền thống.
Chị Nguyễn Thị Vân (thôn C2, xã Thanh Yên), một trong những hộ đầu tiên tham gia mô hình, cho biết: “Gia đình gieo cấy hơn 4.000m2, trong đó 1.000m2 áp dụng cấy theo phương pháp hàng rộng hàng hẹp. Những ruộng cấy theo phương pháp này tiết kiệm được 40% giống, thuốc trừ sâu cũng phun ít hơn ruộng truyền thống. Phải đến lúc thu hoạch mới đánh giá được năng suất nhưng với kinh nghiệm nhiều năm làm ruộng tôi thấy, áp dụng phương pháp này, cây đẻ nhánh nhiều hơn”.
Hiện, người dân vẫn băn khoăn, cấy lúa bằng phương pháp hiệu ứng hàng biên sẽ tốn nhiều diện tích đất trong khi cây lúa lại ít. Vì vậy, để bà con thấy được hiệu quả của phương pháp này, biện pháp hữu hiệu nhất là mắt thấy tai nghe, công ty giống phải trực tiếp thực hiện trước và đánh giá kết quả xây dựng mô hình trình diễn ở các địa phương, từ đó khuyến khích nông dân nhân ra diện rộng.
Nguyễn Ngọc Chung
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.