Chương trình “Bác sĩ Nông học” do Tổng Công ty Phân bón và hóa chất Dầu khí (PVFCCo - DPM) vừa phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) được triển khai tại Long An và Tiền Giang.
Đây là chuỗi chương trình mang tính thiết thực, thời sự, tương tác giữa bốn nhà (nhà nước - nhà khoa học - nhà nông – doanh nghiệp), gồm các hoạt động chính là khảo sát thực địa đồng ruộng; lấy mẫu để phân tích và hội thảo khoa học có sự tham gia tích cực của người dân địa phương để cùng tìm giải pháp thực tiễn cho các vấn đề trong canh tác nông nghiệp.
PGS. TS. Mai Thành Phụng tư vấn cho bà con nông dân trong chương trình "Bác sĩ Nông học"
Chương trình do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Trung tâm XTTMNN), Cục Trồng trọt, Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), Viện Cây ăn quả miền Nam, các Sở NN&PTNT, Trung tâm khuyến nông, Hội nông dân các địa phương và PVFCCo cùng phối hợp thực hiện.
Hình thành từ sáng kiến của PVFCCo và Trung tâm XTTMNN gắn liền với chủ đề thời sự hiện nay, chương trình năm 2016 được tập trung vào việc tìm ra các biện pháp thích hợp nhằm ứng phó với khô hạn và xâm nhập mặn tại khu vực ĐBSCL, đặc biệt là đối với hai loại cây trồng chủ lực tại khu vực này là lúa và cây ăn trái.
Được biết, từ giữa tháng 4-2016, các chuyên gia khoa học và cán bộ của PVFCCo đã trực tiếp khảo sát thực tế tại đồng ruộng, lấy mẫu vật (đất, nước, cây trồng…) để phân tích. Tiếp đó, trong Hội thảo được tổ chức từ ngày 25-26/4/2016, dựa trên kết quả khảo sát, phân tích, các cơ quan chức năng và chuyên gia cùng trình bày báo cáo và thảo luận về nguyên nhân, thực trạng mức độ thiệt hại, giải pháp khắc phục, đưa ra khuyến cáo cho bà con nông dân về các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp như sử dụng giống chịu mặn, sử dụng đúng và cân đối các loại phân bón, áp dụng lịch thời vụ hợp lý… cho từng đối tượng cây trồng ở mỗi tiểu vùng canh tác khác nhau.
"Bác sĩ Nông học" là chương trình tư vấn, hội thảo và phối hợp giữa bốn nhà trong sản xuất nông nghiệp do PVFCCo độc quyền dồng hành
Bên cạnh đó, để tăng cường hỗ trợ cho công tác dự báo, phòng tránh và đánh giá chính xác mức độ nhiễm mặn tại các tỉnh ĐBSCL, PVFCCo còn phối hợp với Cục Trồng trọt tặng máy đo độ mặn cho 13 tỉnh ĐBSCL để sử dụng. Đây là loại thiết bị chuyên dụng, hiện đại, có độ chính xác cao và thuận tiện trong việc sử dụng.
Ông Huỳnh Quốc Việt, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Long An, cho biết: “Thiết bị này sẽ giúp các địa phương nhanh chóng phát hiện và nhận định mức độ ảnh hưởng của xâm nhập mặn để kịp thời đưa ra các biện pháp phòng tránh hoặc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại do đất nhiễm mặn gây ra, đồng thời duy trì ổn định sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân địa phương”.
PVFCCo là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón và hóa chất tại Việt Nam và cũng là một trong những doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ canh tác nông nghiệp cho bà con nông dân. Kể từ khi thành lập tới nay, PVFCCo đã tổ chức hàng chục ngàn hội thảo, mô hình trình diễn nhằm hướng dẫn bà con nông dân sử dụng phân bón hợp lý đồng thời cung cấp bộ sản phẩm Phân bón Phú Mỹ thích hợp cho mọi loại cây trồng trên cả nước. Bộ sản phẩm Phân bón Phú Mỹ với slogan “Cho mùa bội thu” đã nhanh chóng giành được sự tín nhiệm và ủng hộ của đông đảo bà con nông dân trên cả nước và liên tiếp giành những danh hiệu hàng đầu về chất lượng sản phẩm và giá trị thương hiệu.
Quang Minh
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.