Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 12 tháng 4 năm 2016 | 4:53

Cam kết không dùng chất cấm trong chăn nuôi

Ngày 12-4, tại Bình Dương, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp UBND tỉnh Bình Dương tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, với sự tham gia của các ban ngành Trung ương và địa phương, doanh nghiệp chăn nuôi và đại diện nông dân các tỉnh phía Nam.

Với chủ đề “Giải pháp quản lý chất cấm và chống lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm ở các tỉnh phía Nam”, diễn đàn đã thu hút được gần 200 đại biểu là người chăn nuôi ở các tỉnh phía Nam và đại diện Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), các Sở NN&PTNT, Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh Bình Dương, Long An, Bình Phước, Đồng Nai, Kiên Giang, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ cùng các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm đưa ra những kiến thức về chăn nuôi, tìm giải pháp quản lý chất cấm và chống lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi…

Ông Phan Huy Thông phát biểu tại diễn đàn

Theo Cục Chăn nuôi, trong năm 2012 và 2014, Cục Chăn nuôi đã tổ chức điều tra 94 nhà máy sản xuất, kinh doanh thức ăn công nghiệp trên 18 tỉnh thành, trong đó có một số đơn vị công bố hàm lượng sử dụng cao hơn mức quy định. Tại các trang trại chăn nuôi gà, các chủ trang trại ít sử dụng liều thấp mà tự bổ sung vào thức ăn chăn nuôi của mình để phòng, trị. Có 4/9 loại kháng sinh trong chăn nuôi gà được phép sử dụng và đa số các chủ trại thường sử dụng kháng sinh với mục đích phòng bệnh với hàm lượng cao hơn 2 - 4 lần. Nhiều trại chăn nuôi sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm và cho rằng cần phải trộn vào trong thức ăn, nước uống để phòng bệnh cho vật nuôi.

Tính riêng trong năm 2015 và 2 tháng đầu năm 2016, Cục Chăn nuôi đã kiểm tra 1.893 cơ sở từ các địa phương, trong đó có 58 cơ sở có vi phạm chất cấm, với 17/1.239 mẫu thức ăn chăn nuôi vi phạm chất cấm, 257/3.972 mẫu nước tiểu lợn vi phạm chất cấm, 12/451 mẫu thịt, phủ tạng vi phạm chất cấm.

Trước tình hình trên, ngay trong những tháng đầu năm 2016, Thanh tra Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) tổ chức thanh tra đột xuất, phát hiện triệt phá một số cơ sở lưu thông, buôn bán chất cấm trong chăn nuôi. Qua thanh tra, các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 11 công ty. Cục C49 đã cử trinh sát thường xuyên bám sát địa bàn, lấy mẫu khảo sát bí mật trên thị trường đối với các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, kết quả đã phát hiện nhiều vi phạm ở nhiều tỉnh/thành phố.

Theo ông Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, an toàn thực phẩm là một vấn đề đặt lên hàng đầu. Từ Quốc hội cho đến các ngành, địa phương, người dân đều quan tâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngành nông nghiệp những năm vừa qua gặp nhiều khó khăn, chăn nuôi không ngoại lệ. Đi kèm với đó là hành vi một số nhóm người, vì lợi ích đã cố tình hoặc vô tình sử dụng chất cấm, tạo nạc, tạo màu và sử dụng kháng sinh tràn lan, gây bất an cho người tiêu dùng, khiến cho ngành chăn nuôi vốn gặp nhiều khó khăn nay càng vất vả hơn.

Đại diện các ban ngành và người chăn nuôi, người sản xuất thức ăn chăn nuôi ký cam kết không sử dụng chất cấm

Dù có nhiều biện pháp quản lý nhưng hiện nay vẫn tiềm ẩn nguy cơ các cá nhân cố tình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, lòng tin của người dân. Quốc hội 2015 đã quy định rõ về tội phạm sử dụng, sản xuất chất cấm, hàng giả từ phạt hành chính sang hành vi cấu thành tội phạm hình sự. Đó là thể hiện sự dứt khoát, cứng rắn đối với hành vi sai trái này.

Theo Thanh tra Bộ NN&PTNT, hiện nay, sau thời gian cao điểm kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi, cơ quan chức năng cơ bản đã xử lý được tình trạng này trên địa bàn cả nước. Kết quả đạt được là do nguồn cung cấp Salbutamol đã được khống chế ngay từ khâu nhập khẩu, cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng, đến thời điểm này hành vi sử dụng chất Salbutamoll đã giảm và có xu hướng đẩy lùi.

Ông Nguyễn Phú Cường, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Bình Dương, cho biết: “Bình Dương là tỉnh tập trung nhiều cơ sở chăn nuôi và giết mổ, cũng là đầu mối cung cấp thực phẩm qua các tỉnh lân cận khác. Vì vậy, trong thời gian tới, địa phương cần quản lý nghiêm tình trạng sử dụng chất cấm và lợi dụng kháng sinh trong chăn nuôi. Trong năm 2016, tỉnh phải xử lý triệt để các cơ sở vi phạm”.

Tại diễn đàn, đại diện các ban ngành và người sản xuất thức ăn chăn nuôi đã ký cam kết không sử dụng chất cấm, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, thể hiện sự chung tay của xã hội trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, ngăn chặn tác hại của chất cấm, kháng sinh đến sức khỏe người tiêu dùng.

PV

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top