Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 7 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 25 tháng 3 năm 2016 | 1:58

Đắk Nông: Hiệu quả của mô hình tưới nước tiết kiệm cho cây hồ tiêu

Nhiều năm nay, người dân huyện Cư Jút (Đắk Nông) tưới cho cây hồ tiêu bằng cách dùng máy bơm nước từ ao, hồ, sông, suối tưới theo từng trụ. Trước tình trạng hạn hán ngày càng khắc nghiệt như hiện nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai thí nghiệm mô hình tưới nước tiết kiệm trên cây hồ tiêu, bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực.

Mô hình tưới nước tiết kiệm cho cây tiêu.

Do nguồn nước ngày càng khan hiếm, nhất là vào mùa khô nên đầu năm 2016, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Nông tiến hành thử nghiệm 16 mô hình tưới nước tiết kiệm cho cây hồ tiêu, với tổng diện tích 8ha. Tại huyện Cư Jút, triển khai 2 mô hình tưới nước tiết kiệm, với tổng kinh phí đầu tư trên 32 triệu đồng/ha. Qua 2 tháng lắp ráp và đưa vào sử dụng, mô hình đã phát huy tác dụng.

Mô hình tưới tiết kiệm gồm một đường ống chính có cấu trúc rất đặc biệt được lắp đặt hệ thống tưới có các bộ phận như: máy bơm, bộ điều khiển trung tâm và ống dẫn đến từng luống hồ tiêu. Trên đường ống, tại những gốc hồ tiêu đều được gắn một béc tưới để luôn giữ lượng nước đồng đều, chống xói lở và tăng độ ẩm cho đất, giúp cây tiêu phát triển đều nhau.

Chị Nguyễn Thị Út ở thôn 1, xã Cư Knia được chọn thực hiện thí điểm mô hình, cho biết: Cách tưới nhỏ giọt cho cây tiêu không những giảm thiểu được lượng nước thất thoát mà còn tiết kiệm lượng điện tiêu thụ, công lao động, giúp đất luôn tơi xốp, giảm đáng kể chi phí sản xuất cho người trồng. Đặc biệt, cái lợi dễ thấy nhất của mô hình là tiết kiệm đáng kể công lao động, do cách tưới cũ phải có người trực tiếp tưới, trong khi áp dụng cách làm này thì chỉ cần bật cầu giao máy bơm nước, mở từng van theo từng luống hồ tiêu để tưới theo hàng. Tuy lượng nước không nhiều nhưng nhờ được thẩm thấu nên giữ được độ ẩm lâu”.

Còn theo ông Nguyễn Tiến Lợi, hộ được chọn thí điểm ở thôn 1, xã Trúc Sơn: Tưới theo cách này có thể giảm được khoảng 60-70% chi phí so với sản xuất hồ tiêu theo cách thông thường. Cụ thể, nếu tưới theo cách truyền thống thì 1.200 gốc hồ tiêu của gia đình sẽ tốn khoảng 100m3 nước, trong khi tưới nhỏ giọt chỉ cần 30m3. Ngoài ra, phương pháp tưới tiết kiệm còn giúp cây hồ tiêu no tròn hạt và cho sản lượng cao hơn bình thường do lượng nước được cung cấp đầy đủ và đồng đều.

Hiện nay, nguồn nước dùng cho sản xuất nông nghiệp ở huyện Cư Jút nói riêng và cả nước nói chung đang rất khan hiếm. Do vậy, cải thiện được phương pháp tưới sẽ tác động rất tích cực đến sản xuất. Việc tưới nước theo phương pháp tiết kiệm này còn giúp cây hồ tiêu có được nguồn nước và các chất dinh dưỡng khác ngay từ khi mới ra bông và kết hạt, giúp cây phát triển đồng đều, tăng năng suất và nâng cao chất lượng hạt tiêu. Đây là mô hình hay có thể nhân rộng, đồng thời, giúp các ngành chức năng, nhất là ngành nông nghiệp đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu mà vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

Hương Thơm

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Làm giàu từ trang trại VAC

    Làm giàu từ trang trại VAC

    Với sự linh hoạt, táo bạo, dám nghĩ, dám làm, anh Phạm Trung Hiếu đã dồn hết vốn liếng sau bao năm kinh doanh để bắt tay vào cải tạo vùng đất đầm lầy, chua phèn thành trang trại VAC trù phú. Hiện, mỗi năm trang trại cung cấp ra thị trường hơn 200 tấn cá các loại cùng nhiều sản phẩm nông nghiệp khác.

  • Liên kết hệ sinh thái khởi nghiệp Quảng Nam tại phía Nam

    Liên kết hệ sinh thái khởi nghiệp Quảng Nam tại phía Nam

    Mục tiêu Quảng Nam đến năm 2030 là xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp mở năng động, linh hoạt để kết nối mạnh mẽ mạng lưới chuyên gia, cố vấn, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp quốc gia, quốc tế; tổ chức các diễn đàn, sự kiện khởi nghiệp và phát triển ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo cấp vùng, quốc gia, quốc tế.

  • Phát triển nông nghiệp sạch kết hợp với du lịch trải nghiệm: Hướng làm giàu hiệu quả

    Phát triển nông nghiệp sạch kết hợp với du lịch trải nghiệm: Hướng làm giàu hiệu quả

    Tới thăm mô hình dưa lưới (giống Huỳnh Long) công nghệ cao của gia đình anh Hoàng Văn Trang (xóm 6, xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, Nghệ An), ai cũng phải trầm trồ. Màu vàng óng ả của những trái dưa sắp chín, mọng nước, thơm lừng báo hiệu một vụ mùa bội thu.

Top