Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 30 tháng 9 năm 2021 | 22:8

Lâm Bình khôi phục nhà trình tường, gìn giữ kiến trúc văn hoá dân tộc Mông

Nhà trình tường là nét kiến trúc văn hóa riêng biệt của đồng bào Mông. Hiện, nhiều căn nhà trình tường đang bị thay bằng kiến trúc nhà hiện đại. Trước thực trạng trên, xã Xuân Lập (Lâm Bình - Tuyên Quang) đã xây dựng phương án phục dựng.

Tại thôn Khuổi Củng (xã Xuân Lập), ngôi nhà trình tường của gia đình ông Giàng Seo Páo, rộng 6m, dài 9m với tổng diện tích 54m2, đang trong giai đoạn hoành thành phần trình tường. Hiện, người dân trong thôn giúp gia đình ông Páo thi công, đẩy nhanh tiến độ để hoàn thiện căn nhà. Đặc biệt, trong quá trình thi công người làm rất cẩn thận, làm đúng đúng lối kiến trúc truyền thống của đồng bào Mông.

Ông Giàng Seo Páo tâm sự, làm nhà trình tường để giữ gìn bản sắc dân tộc Mông. Được sự giúp đỡ của chính quyền, bà con trong thôn, gia đình cố gắng từ nay đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022 là xong, lúc đó gia đình sẽ được vào ở nhà mới.

Bà con trong thôn giúp gia đình ông Páo hoàn thiện phần trình tường.

 

Cùng ở thôn Khuổi Củng, gia đình anh Giàng Seo Sì cũng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng căn nhà trình tường. Anh Sì cho biết, để làm được ngôi nhà trình tường của dân tộc Mông, cần rất nhiều công đoạn, người dân thường chọn loại đất có độ kết dính cao, loại bỏ sạch rễ cây, đá to, cỏ rác. Tất cả các khâu để hoàn thiện một ngôi nhà trình tường đều được làm thủ công bằng tay, không dùng bất cứ máy móc nào.

Bà con làm những chiếc khuôn gỗ có chiều dài khoảng 1,5m, rộng 0,5m để làm tường nhà. Khi trình tường, người thợ đổ đất đầy khuôn gỗ, dùng những chiếc chày và vồ được làm bằng gỗ nện chặt đất. Với sự khéo léo, điêu luyện của đôi tay, những bức tường dần hiện lên một cách chắc chắn, tạo nên nét riêng của dân tộc Mông.

Anh Sì tự hào, gia đình đang khôi phục nhà trình tường đất để giữ gìn văn hoá dân tộc Mông chúng tôi. Bản thân tôi cũng thấy tự hào góp phần làm nên nét văn hoá của dân tộc mình.

Trao đổi với phóng viên, ông Giàng Văn Chiến, Phó chủ tịch UBND xã Xuân Lập (Lâm Bình) cho biết, xã đang cùng nhân dân hoàn thiện một số nhà trình tường, để giữ gìn bản sắc của dân tộc người Mông, tiến tới hình thành khu du lịch mang lại thu nhập cho đồng bào dân tộc Mông.

 Anh Sì hoàn thiện phần tường ngoài của ngôi nhà.

 

Được biết, bảo tồn vốn văn hóa truyền thống để phát triển du lịch đang là mục tiêu của tỉnh Tuyên Quang nói chung, huyện Lâm Bình nói riêng, đang thực hiện. Du khách có dịp đến đây không chỉ để ngắm cảnh, mà còn để thưởng thức nét đẹp văn hóa truyền thống các dân tộc; cũng như hòa mình vào cuộc sống của người dân tộc Mông nơi đây.

Thời gian tới, Lâm Bình sẽ xây dựng kế hoạch và những giải pháp cụ thể nhằm phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, trong đó ưu tiên bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mông. Gìn giữ kiến trúc nhà ở; quan tâm, khoanh vùng bảo tồn một số nhà trình tường cổ có tuổi thọ cao, kiến trúc lâu đời tại xã Xuân Lập. Đặc biệt, theo lộ trình phát triển và bảo tồn văn hóa truyền thống, huyện đã có kế hoạch khoanh vùng xây dựng làng văn hóa du lịch cộng đồng, với quyết tâm phục dựng và gìn giữ những ngôi nhà trình tường của đồng bào Mông.

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top