Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 4 tháng 11 năm 2021 | 10:40

Làm tinh dầu từ phụ phẩm nông nghiệp thu nhập gần 500 triệu đồng/năm

Say đắm cảnh quê, thương người nông dân, tiếc vùng nguyên liệu quý bạt ngàn bị bỏ phí anh Dương Minh Hiếu đã mày mò, tìm hiểu và bén duyên với nghề sản xuất tinh dầu.

Đó là anh Dương Minh Hiếu (1983) trú tại thôn Thiện Nộ (thôn 2) xã Cẩm Quan huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Qua nhiều năm học tập, tìm hiểu, anh Hiếu cơ bản hiểu được đặc tính của các loại cây như sả, tràm, chanh cũng như cách kết hợp các nguyên liệu cùng nhau để tạo ra những sản phẩm hoàn hảo có nguồn gốc từ thiên nhiên được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Sau nhiều lần thử nghiệm, cuối cùng anh đã chiết xuất thành công tinh dầu sả chanh, tinh dầu tràm với nhiều công dụng như: giải cảm, trị ho, thư giãn, làm đẹp, mượt tóc, trị mụn…

 

20211022_160150.jpg
Anh Dương Minh Hiếu là người đã biến những vùng nguyên liệu quý bạt ngàn bị bỏ phí thành những "giọt hương" tinh túy có giá trị cao.

Anh Hiếu chia sẻ: “là một người con đi ra từ làng quê, thấu hiểu nỗi vất vả, nhọc nhằn của người dân suốt đời lam lũ nên bản thân tôi luôn tâm niệm phải tìm ra một hướng đi mới để có thể làm giàu trên quê hương, tạo thêm công ăn việc làm cho bà con, đặc biệt khi thấy những vùng nguyên liệu sả chỉ được bà con lấy củ bán, còn phần thân, lá bị bỏ lại hàng trăm tấn ngay tại chân ruộng lãng phí vô cùng.

Với thói quen này, người dân đang lãng phí một nguồn tài nguyên không hề nhỏ, trong khi đó có thể tận thu để tạo ra sản phẩm có giá trị cao hơn. Ngoài ra, việc đốt bỏ lá sả ngay tại ruộng kéo dài nhiều năm sẽ gây ra hiện tượng bạc màu đất, giảm năng suất cây sả và ảnh hưởng đến môi trường".

 

20211022_155006.jpg
Sau nhiều năm cố gắng, đến nay Công ty Tâm Mộc Hương đã từng bước cán đích thành công với nhiều sản phẩm phong phú đa dạng, được thị trường ưa chuộng.

Do đó, sau nhiều năm tìm hiểu, nhận thấy chưng cất tinh dầu là một hướng đi thực sự mang lại hiệu quả, anh Hiếu đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, nhà xưởng, lò chưng cất để sản xuất tinh dầu. Kinh nghiệm cho thấy việc sản xuất tinh dầu vào mùa nắng nóng sẽ thuận lợi hơn, lượng tinh dầu thu được sẽ nhiều hơn mùa mưa lạnh.

Hiện tại, gia đình anh Dương Minh Hiếu đang có 27ha diện tích chuyên canh nguyên liệu sả, chanh… ngoài ra anh còn kết nối với những hộ gia đình khác để tăng thêm đầu vào cho nguồn nguyên liệu chưng cất luôn dồi dào hơn. Mỗi ký sả từ phần thân, lá được Công ty thu mua với mức 3.000 đồng/kg để sản xuất tinh dầu còn phần xác, bã của sả, chanh, lá tràm sau khi chưng cất sẽ được tận dụng để ủ làm phân vi sinh hoặc đưa đi phủ lại những gốc sả, chanh… nhằm cấp ẩm cho đất, chống xói mòn, bạc màu. Riêng phần củ sả sẽ được thu mua riêng với mức giá từ (7-10.000 đồng/kg) tùy thời điểm để xuất vào các chợ đầu mối.

Sản xuất tinh dầu không chỉ là hướng đi đúng đắn, tạo dựng nền kinh tế gia đình anh bền vững mà còn là cơ sở tạo công ăn việc làm cho 15 lao động thời vụ và 6 công nhân chuyên làm việc tại xưởng với ngày công 200.000 đồng/ngày.

 

fb_img_1635993202632.jpg
Những vùng nguyên liệu quý bạt ngàn như sả, bạc hà... được anh thu mua với mức giá cao tạo thêm nguồn thu cho người nông dân.

Hơn 3 năm gắn bó với nghề với số vốn ban đầu 500 triệu đồng, đến nay, Công ty tinh dầu thiên nhiên Tâm Mộc Hương của anh đã hoàn thiện hệ thống nhà xưởng, lò chưng cất,… với các sản phẩm chủ đạo được chứng nhận đạt chuẩn OCOOP 3 sao như tinh dầu sả chanh, tinh dầu tràm. Bên cạnh đó, cơ sở không ngừng, phát triển, hoàn thiện thêm nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú khác như tinh dầu gừng, tinh dầu nghệ, tinh dầu bạc hà được khách hàng đánh giá rất cao, sử dụng trong các spa làm đẹp, khách sạn, treo xe... Riêng sản phẩm tinh dầu vỏ bưởi đang được công ty gấp rút hoàn thiện để tham dự cuộc thi OCOOP trong năm nay.

Bắt đầu đến với nghề chưng cất tinh dầu từ năm 2019 cuối năm 2020, năng suất của cơ sở Tâm Mộc Hương chỉ đạt 200 lít tinh dầu, nhưng đến năm 2021 sản lượng tinh dầu đã tăng lên 400 lít/năm. Sản phẩm làm ra được xuất chủ yếu ở thị trường trong nước với kênh bán lẻ các sản phẩm tinh dầu từ 30- 50ml chiết xuất 100% tự nhiên với mức giá từ 90 - 200.000 đồng/lọ.

Song song với hình thức bán hàng truyền thống, anh Hiếu còn nhanh nhạy ứng dụng nền tảng công nghệ số với khâu tổ chức bán hàng và marketing sản phẩm online. Anh đẩy mạnh xây dựng fanpage và bán hàng qua các nền tảng như Facebook, Zalo, các sàn thương mại điện tử… Qua đó đã giảm được rất nhiều chi phí vận chuyển, chi phí thuê mặt bằng, chi phí bộ máy công ty.

 

fb_img_1635992692731.jpg
Tinh dầu sau khi được chưng cất có màu vàng óng thơm nức, mang lại giá trị kinh tế cao.

Ngoài kênh bán lẻ, cơ sở của anh Dương Minh Hiếu còn là nơi chuyên cung cấp đầu vào cho các Công ty Dược phẩm sản xuất dầu gội, mỹ phẩm… với mức giá 900.000 - 1.000.000 đồng/kg (tùy thời điểm). Từ công việc sản xuất tinh dầu sau khi trừ các chi phí anh có thể bỏ túi từ 400-500 triệu đồng/năm.

 

fb_img_1635673986922.jpg
Tinh dầu bưởi, tinh dầu sả... được bán qua các kênh bán hàng trên các sàn thương mại điện tử được anh tập trung đầu tư.
20211022_153335.jpg
Phần bã, xác của sả, tràm... sẽ được tận dụng để ủ phân vi sinh hoặc phủ lại gốc sả, chanh... nhằm cấp ẩm cho đất chống xói mòn, bạc màu.

Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn, Chủ tịch xã Cẩm Quan ông Phạm Văn Thành cho biết: “Cẩm Quan là 1 xã thuộc vùng bán sơn địa do đó có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế trong đó có phát triển kinh tế trang trại. Năm 2020, xã Cẩm Quan có 2 ý tưởng trong đó có 1 ý tưởng của anh Dương Đình Hiếu là sản xuất tinh dầu sả chanh, hiện nay đã đạt được danh hiệu sản phẩm OCOOP 3 sao. Đến thời điểm này, doanh nghiệp của anh Hiếu là doanh nghiệp Tâm Mộc Hương đã thuê mặt bằng trên 27ha trồng tinh sả đồng thời thu mua tất cả các sản phẩm nông sản của các hộ dân trên địa bàn xã Cẩm Quan sau khi cải tạo vườn tạp chuyển sang trồng cây sả. Đến nay, công việc sản xuất thu mua của cơ sở hoạt động thường xuyên, đưa lại nguồn thu nhập cao, ổn định.

 

249249155_200768552169357_4327378129440151141_n.jpg
Ông Phạm Văn Thành, Chủ tịch xã Cẩm Quan đánh giá cao mô hình của anh Dương Minh Hiếu.
 

Bên cạnh đó, chính quyền cũng cố gắng tạo mọi điều kiện giúp anh Hiếu hoàn thiện hồ sơ thủ tục, xây dựng cơ sở pháp lý, tổ chức hội thảo… cử cán bộ thường xuyên bám sát tạo đà cho anh Hiếu xây dựng thương hiệu. Đồng thời, tạo điều kiện giúp cho vùng nguyên liệu phát triển sản xuất tốt, đảm bảo nguồn cung dồi dào, sản xuất hiệu quả thường xuyên".

 

 

Hoàng Hằng
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top