Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 18 tháng 7 năm 2019 | 7:29

Làng mộc Đồng Kỵ: Cần bàn tay khéo léo của phụ nữ

Đánh giấy giáp, là một trong những khâu quan trọng của công đoạn hoàn thiện sản phẩm, việc đơn giản, nhưng rất cần khéo léo.

Ông Nguyễn Duy Toan, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Toan Lộc, phường Đồng Kỵ, Thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh), cho biết, đánh giấy giáp là khâu quan trọng của công đoạn hoàn thiện sản phẩm.

 

img_6814.JPG

Giám đốc HTX, ông Toan đang hướng dẫn chị em các công đoạn của khâu đánh giấy giáp.

 

Nếu làm không tốt, sản phẩm không mịn, không lộ rõ vân gỗ, sẽ không thấy hết vẻ đẹp, hoặc lột tả được chất “xịn” của loại gỗ quý. Ngược lại, nếu làm tốt, đạt chuẩn, khi phun sơn sẽ rất nổi bật.

Thậm chí, chỉ cần để “mộc” như vậy, đánh xi xong, đã có thể dùng được ngay. Tuy nhiên, không nên để mộc, cần phải phun sơn để đảm bảo độ óng ả, mượt mà của gỗ.

Đồng thời, để chống thấm, chống nước, chống mối mọt và co ngót. Không những sản phẩm được bảo quản lâu bền hơn, mà còn đạt độ thẩm mỹ cao.

Đặc biệt, khi đánh giấy giáp, cần sự khéo léo của người thợ, nhất là phụ nữ, vì họ vốn “khéo tay”, cẩn thận, điềm tĩnh, không nóng vội. Mặt khác, những sản phẩm gỗ đẹp, thường cầu kỳ, nhiều hoa văn, họa tiết, nên cần đức tính tỷ mỷ, công phu của chị em.

Nhất là khi sử dụng lưỡi nạo, bào gỗ, rất cần bàn tay khéo léo, uyển chuyển của phụ nữ, để nạo, chà chít, những chỗ còn gồ ghề, trầy xước của sản phẩm.

Sau các công đoạn trên, khi mặt gỗ đã tương đối mịn, mới đánh giấy giáp, loại cát lớn. Sau cát lớn, đến cát vừa, cuối cùng là loại cát mịn. Ngày xưa, khi chưa có giấy giáp, phải dùng chổi tre, phớt bóng (vải lụa), hoặc lá chuối khô, rơm để đánh bóng sản phẩm.

Với những công đoạn yêu cầu tỷ mỷ “nhỏ, mịn, xịn” như vậy, nếu muốn đạt chất lượng cao, phải làm thủ công và tinh mắt. Gỗ càng quý, càng cứng, càng cần tay nghề cao, và sự khéo léo, thuần thục.

Chị Nguyễn Thị Hiền, thôn Mai Hạ, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang), cho biết, chị đã làm việc tại HTX Toan Lộc, 8 năm nay. Bản thân chị rất yêu nghề và đam mê công việc, nhất là mỗi ngày, lại được đón 1 sản phẩm, một tác phẩm nghệ thuật mới.

Đúng là công việc này không tránh khỏi bụi gỗ, song, bù lại được làm việc trong nhà, công việc không nặng nhọc lắm. Vì vậy, chị còn xin đi làm cả thứ 7, chủ nhật, toàn chị em phụ nữ với nhau cả nên rất vui. Bình quân mỗi ngày làm việc 8h, mức lương bình quân hàng tháng 5 – 6 triệu đồng.

“Đúng là công việc không nặng nhọc lắm, nhưng đòi hỏi sự khéo léo, tỷ mỷ, phù hợp với phụ nữ. Tuy nhiên, khi mới vào nghề, chỉ đánh được những chỗ phẳng phiu, chưa đòi hỏi nghệ thuật nhiều. Khi tay nghề vững vàng, mới làm được những chỗ khó, hiểm hóc".

 

img_67541.JPG
Công việc thường ngày của chị em trong xưởng mộc  

 

Nếu hàng “kỹ” phải 3 nước sơn, mỗi nước cách nhau 8h đồng hồ, nghĩa là phải sau 1 ngày mới xong nước lót. Tiếp tục đến nước phủ bóng mờ - 100 đến + 100, mới hoàn tất công đoạn phủ bóng.

Sau phủ bóng, cho vào phòng chờ sạch (tránh sấm chớp, mưa gió bụi bặm), sau 8h nữa mới hoàn thành sản phẩm, có thể đưa vào sử dụng.

"Nghĩa là, kể từ khi nạo vét, đánh giấy ráp, đến xong sơn xi, đưa vào sử dụng, phải mất 3 ngày, và phải làm liên tục, không được ngừng nghỉ, mới trọn vẹn công đoạn hoàn thiện sản phẩm” – Ông Toan chia sẻ.

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

Top