Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 4 tháng 1 năm 2021 | 7:1

“Luồng sinh khí” mới từ xây dựng NTM ở Sa Pa

Công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) trên thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã mang đến những luồng sinh khí mới và nhiều đổi thay. Đời sống người dân ngày càng được nâng cao, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

lanh-dao-ubnd-thi-xa-ktra-xay-dung-ntm-lien-minh.jpg
Lãnh đạo UBND thị xã Sa Pa kiểm tra xây dựng NTM ở xã Liên Minh.

 

Nỗ lực phát triển toàn diện

Đánh giá chung về những kết quả dấu ấn từ chương trình xây dựng NTM, ông Vương Trinh Quốc, Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa cho biết, Sa Pa đã hoàn thành 39 tiêu chí (trong đó có 03 tiêu chí không đăng ký hoàn thành trong năm nhưng vẫn đạt), hoàn thành thêm được 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Liên Minh, Mường Bo) và 01 thôn “Thôn Nông thôn mới” trong năm 2020.

Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp đạt tiến độ và kế hoạch đề ra, các chỉ tiêu phát triển nông nghiệp đều đạt và vượt mức kế hoạch: Sản lượng lượng thực có hạt đạt 100,3% KH, rau các loại đạt 100,2% KH, hoa cắt cành đạt 115,7%, diện tích sản xuất ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đạt 117% KH; Các cây trồng ngắn ngày đảm bảo gieo trồng hết diện tích và kịp thời vụ, năng suất và sản lượng đều đạt so với kế hoạch....

Đặc biệt, trong năm dù chịu ảnh hưởng nhiều do các yếu tố thiên tai và dịch covid-19, song các hoạt động sản xuất chăn nuôi vẫn được đẩy mạnh. Trên địa bàn thị xã có 250 cở sở nuôi cá nước lạnh với diện tích mặt nước là 56.958 m2, thể tích là 62.654 m3. Sản lượng thu hoạch trong năm đạt 543 tấn/540 tấn (đạt 100,6% KH).

Nhờ vậy, thu nhập bình quân/đầu người tại các xã đạt 30,43 triệu đồng (tăng 4,22 triệu đồng/người/năm so với năm 2019); tỷ lệ giảm nghèo đạt 7,34%, vượt 46,8% KH; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng được đẩy mạnh; Tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia đến tháng 12/2020 đạt 64,4%; phổ cập giáo dục trung học cơ sở tiếp tục được duy trì ở tất cả các xã, số xã đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở tăng. Công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt kết quả tốt, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ngày một tăng; công tác an sinh xã hội được thực hiện tốt.

Việc tổ chức thực hiện vệ sinh môi trường, xử lý rác thải trên địa bàn cơ bản ngày càng được thực hiện tốt: Thị xã đã phối hợp với Văn phòng Điều phối NTM thị xã, đơn vị tư vấn, UBND các xã khảo sát địa điểm, hiện trạng, mặt bằng dự kiến lắp đặt lò đốt rác thải sinh hoạt tại xã Hoàng Liên và Bản Hồ; tại trung tâm một số xã như Tả Phìn, Tả Van, Mường Hoa, Hoàng Liên, Bản Hồ, Liên Minh, Mường Bo, Thanh Bình đã thực hiện công tác thu gom rác thải. 

Năm 2020, thị xã đã thực hiện rà soát và ưu tiên giao vốn thực hiện 09 tuyến giao thông nông thôn trên địa bàn các xã Tả Van, Hoàng Liên, Ngũ Chỉ Sơn với tổng chiều dài 24km gắn với với thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng đường GTNT gắn với duy tu bảo dưỡng các công trình sau đầu tư”.

Những con đường bê tông liên xã, liên thôn phẳng lì, rộng rãi, sạch sẽ; những nụ cười của bà con đang tấp nập thu hoạch nông sản, trang trại nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai)... chứng tỏ chương trình nông thôn mới đã thổi một sinh khí mới cho Sa Pa.

Xác định những nhiệm vụ trọng tâm

Nhận rõ vai trò của xóa đói, giảm nghèo vừa nhằm thực hiện công bằng xã hội, vừa nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tạo tiền đề và nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, thị xã Sa Pa đã triển khai nhiều giải pháp xóa nghèo bền vững.

Chương trình xây dựng nông thôn mới và 6 nhiệm vụ trọng tâm về xóa đói giảm nghèo trên địa bàn thị xã Sa Pa tập trung vào việc xóa bỏ nhà tạm dột nát; đầu tư cấp điện cho 5 thôn chưa có điện; cứng hóa 100% đường giao thông từ trung tâm xã đến trung tâm các thôn; xóa phòng học tạm; 100% các thôn, bản có loa truyền thanh và 100% thôn, bản có nhà văn hóa.

 

lanh-dao-ubnd-thi-xa-ktra-xa-muong-bo.jpg
Đoàn lãnh đạo UBND thị xã Sa Pa kiểm tra kết quả sản xuất nông sản tại xã Mường Bo.

 

Thị xã Sa Pa đẩy mạnh phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp bền vững, theo hướng hàng hóa, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương; đồng thời đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; tạo cơ hội tốt để người nghèo tự vươn lên thoát nghèo.

Cùng với đó, thị xã đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động, nhất là lao động tại các xã vùng cao, nhằm tạo việc làm tại chỗ... Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, thu nhập bình quân đầu người/năm ở khu vực nông thôn của thị xã đã tăng từ 14 triệu đồng (năm 2015) lên khoảng 16 - 18 triệu đồng trong năm 2020.

Đến nay, toàn thị xã đã có trên 3.000 hộ thoát nghèo (giảm 31,5% so với giai đoạn trước). Để việc hỗ trợ vốn, giống đến đúng đối tượng thụ hưởng và phát huy hiệu quả, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tăng cường giám sát chặt việc sử dụng vốn của người dân.

Ông Vương Trinh Quốc, Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa cho biết, để làm tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, trong thời gian tới, thị xã sẽ tận dụng tốt mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế; ưu tiên phát huy thế mạnh địa phương thông qua những cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị cao để tăng thu nhập cho bà con; mở rộng và duy trì các nghề truyền thống để tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân lúc nông nhàn.

Mục tiêu mà Sa Pa hướng đến là tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo sự chuyển biến nhanh, mạnh về đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.

 

on-lai-truyen-thong-tai-xa-muong-bo-với-lão-thành-cách-mạng.jpg
Ôn lại truyền thống cách mạng tại xã Mường Bo với lão thành cách mạng.

Năm 2021, thị xã Sa Pa xác định sẽ là năm tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức, nên cần đánh giá đúng khó khăn cũng như cơ hội. Đây là năm đầu của nhiệm kỳ mới, nên các cấp, các ngành, địa phương phải có quyết tâm chính trị cao hơn rất nhiều. Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiên cứu và vận dụng linh hoạt vào hoạt động chỉ đạo điều hành; triển khai thực hiện tốt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nguồn lực đầu tư thực hiện mục tiêu tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tích cực rà soát và khai thác có hiệu quả các nguồn thu trên địa bàn./.

Nguyên Hoa
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top