Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 15 tháng 2 năm 2018 | 19:1

Năm 2018, rau quả tiếp tục thử sức ở những thị trường có giá trị cao

Theo Cục Bảo vệ Thực vật, năm nay sẽ hoàn thiện các thủ tục xúc tiến thương mại xuất khẩu chôm chôm vào thị trường Hàn Quốc và New Zealand.

Theo đó, năm 2018, Cục Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tiếp tục mở cửa những thị trường có giá trị kinh tế cao.

Cùng với các địa phương, Cục sẽ hướng dẫn xây dựng các mô hình sản xuất tập trung theo tiêu chuẩn sản xuất Nông nghiệp sạch VietGAP, GlobalGAP để cải thiện năng suất, chất lượng nông sản. Đồng thời, thu hút doanh nghiệp tham gia kết nối với các hợp tác xã, nông dân xây dựng chuỗi liên kết, từ vùng trồng đến chế biến, xuất khẩu…

nam 2018 rau qua tiep tuc thu suc o nhung thi truong co gia tri cao  ​ hinh 1

Chôm chôm hướng tới thị trường Hàn Quốc và New Zealand. 

 

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật cho rằng, “dư địa” và cơ hội của ngành rau quả còn rất lớn trong thời gian tới, tuy nhiên để phát huy thế mạnh về xuất khẩu rau quả, thâm nhập những thị trường với giá trị kinh tế cao, doanh nghiệp và nông dân cần lưu ý đến vấn đề dịch hại và an toàn thực phẩm: “Để mở cửa thị trường phải giải quyết 2 rào cản chính là kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với những sản phẩm rau củ quả.

Bộ NN-PTNT cũng như các đơn vị trực thuộc tiếp tục phối hợp và hướng dẫn về mặt chuyên môn về kỹ thuật cho các địa phương qua đó đánh giá kiểm tra và công nhận cấp mã số vùng trồng cho những địa phương có các loại trái cây xuất khẩu.

Đến nay, Cục Bảo vệ thực vật đã cấp được gần 6.000 mã số vùng trồng đối với thanh long, xoài, nhãn, chôm chôm, vải. Chúng tôi đang phối hợp với các địa phương tiếp tục mở rộng cấp thêm mã số cho những vùng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu”.

Năm 2017, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt mức cao nhất từ trước đến nay với 3,45 tỉ USD, vượt qua mặt các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo và cà phê. Sự phát triển vượt bậc ngành rau quả thời gian qua nhờ đã khai thác được tiềm năng về chủng loại giống cây ăn trái đa dạng và phong phú, lựa chọn được từng loại cây ăn quả là thế mạnh của từng vùng cụ thể trên cả nước./.

Minh Long

 

Ý kiến bạn đọc
  • Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết vừa ký ban hành Nghị quyết số 40-NQ/TU về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

  • Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Sáng 20/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp và làm việc với ông Jadamba Enkhbayar - Bộ trưởng Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ, Chủ tịch Phân ban Mông Cổ trong Ủy ban liên Chính phủ song phương.

  • Ngành gỗ tăng tốc về đích sớm

    Ngành gỗ tăng tốc về đích sớm

    Một trong những điểm nhấn nổi bật trong "bức tranh" xuất khẩu nông lâm thủy sản từ đầu năm đến nay là kết quả xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Đây là 1 trong 6 mặt hàng có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD và hứa hẹn sẽ lập kỷ lục mới xuất khẩu trong năm 2024.

Top