Là điều dưỡng giao tiếp ngoại ngữ tốt và được chọn vào hàng ngũ trực tiếp chăm sóc điều trị bệnh nhân COVID-19 của Bệnh viện Trung ương Huế, anh Đặng Quốc Bảo đã tham gia “chiến đấu” bằng cả trái tim và sự nhiệt huyết.
Theo đó, ngay sau khi kết thúc kỳ học tại Thái Lan, điều dưỡng Đặng Quốc Bảo công tác tại Khoa Cấp cứu - Can thiệp Tim mạch, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế được Ban Giám đốc giao nhiệm vụ mới - trực tiếp chăm sóc điều trị bệnh nhân COVID-19 của Bệnh viện Trung ương Huế.
Thông qua những dòng nhật ký của mình anh Bảo cho biết: “Thực sự nhận nhiệm vụ mới từ Ban Giám đốc mình rất lo lắng. Tuy nhiên, vì cộng đồng, vì tin tưởng của cấp trên mình sẽ cố gắng hết sức”.
Trong dòng nhật ký của mình, điều dưỡng Bảo giả định: “Nếu lỡ mình bị nhiễm COVID-19 và không thể vượt qua căn bệnh này, mình xin lỗi vì mình đã làm việc hết tâm, hết sức. Mình đã làm bằng cả trái tim và nhiệt huyết, đồng thời, cố gắng phòng để tránh lây cho bản thân… Nếu có chuyện gì chỉ biết xin lỗi vợ, xin lỗi con, hãy tiếp bước những gì ba chưa hoàn thành”.
Được biết, khi chăm sóc điều trị bệnh nhân COVID-19 mỗi ca trực thường có 03 điều dưỡng cùng 01 bác sĩ túc trực và kéo dài khoảng 10 tiếng.
Chuyện anh chị em nhiều khi mệt quá nằm gục lên bàn thiếp đi một lúc là bình thường. Làm việc ở đây, ngoài phải nói thật to ra thì ngôn ngữ hình thể là rất quan trọng vì phải mang áo quần bảo hộ nhiều lớp lên người, bịt khẩu trang kín mít, việc phát âm tiếng Anh khá khó khăn, nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Mai Hương chia sẻ.
Nữ điều dưỡng tâm sự: “Chồng của Hương cũng công tác ở Bệnh viện Trung ương Huế. Dù hai vợ chồng nhiều khi chỉ cách nhau hơn 100m nhưng không thể gặp nhau vì Hương làm việc ở nơi cách ly được giám sát nghiêm ngặt. Mọi lời nhắn nhủ yêu thương, hai vợ chồng chỉ biết trao cho nhau qua màn hình chiếc điện thoại”.
GS.TS. Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, trong gần 3 tháng qua, cả hệ thống y tế luôn trong tình trạng căng mình phòng, chống dịch COVID-19. Dù có vất vả, nhưng hơn bao giờ hết các y, bác sĩ, nhân viên y tế của bệnh viện vẫn nỗ lực ngày đêm trên tuyến đầu chống dịch. Điều chúng tôi mong muốn nhất lúc này, đó là sự chung tay, góp sức của cộng đồng, để chiến thắng dịch bệnh.
Liên quan đến dịch COVID-19, trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã điều trị thành công cho 4 bệnh nhân người Anh nhiễm COVID-19. Các bệnh nhân sau khi ra viện đều có sức khỏe ổn định, có ấn tượng tốt đẹp về cách chăm sóc và chữa trị của đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế. Đây là kết quả của sự nỗ lực, tâm huyết của đội ngũ chiến sĩ áo trắng, những người đã tiên phong, xông pha trên mặt trận tuyến đầu phòng chống dịch.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ đã tặng bằng khen cho các y, bác sĩ vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19 qua đó kịp thời ghi nhận, động viên và biểu dương tinh thần của những chiến sĩ áo trắng.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.