Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 8 tháng 9 năm 2021 | 11:28

Ngân hàng không ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp bất động sản: Liệu có công bằng?

Một số ngân hàng hỗ trợ bên vay bằng cách giảm lãi suất, nhưng doanh nghiệp bất động sản và chứng khoán lại nằm ngoài danh sách được ưu đãi lãi suất, như vậy, liệu có công bằng?

img_4755.JPG
Nhiều ngân hàng chưa xem xét giảm lãi suất cho vay đối với
lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

 

Giảm lãi suất đối với nhiều ngành nghề

Trước diễn biến theo chiều hướng xấu đi của đại dịch Covid-19, hàng loạt ngân hàng thương mại công bố sẽ giảm lãi suất cho vay, lãi suất mới chỉ từ 4%/năm. Riêng 4 ngân hàng: Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Công Thương Việt Nam  (VietinBank), Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Nông nghiệp và PTNT Việt Nam (Agribank) còn cam kết dành thêm 1.000 tỷ đồng mỗi ngân hàng để giảm lãi vay cho các khách hàng với mức giảm lãi từ 0,5 - 1,5%/năm, tùy trường hợp.

Các ngành nghề dệt may, da giày, dược, vật tư y tế, thương mại phân phối, bán lẻ, lúa gạo, thủy sản, vật tư nông nghiệp, vận tải, hàng tiêu dùng thiết yếu được một số ngân hàng giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn xuống còn 7%/năm. Tuy nhiên, ngành bất động sản và chứng khoán không nằm trong danh mục được hỗ trợ lãi vay thời gian tới.

Vietcombank giảm lãi suất 0,3 - 0,5%/năm cho khách vay ở 19 tỉnh phía Nam từ ngày 18/8 đến 31/12, nhưng không áp dụng với các khoản vay chứng khoán, kinh doanh bất động sản, vay cầm cố giấy tờ…

Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VP Bank) đang giảm lãi cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh ở các địa phương đang giãn cách xã hội theo 2 chỉ thị 15 hoặc 16 của Thủ tướng Chính phủ. Khi có kiến nghị giảm lãi của khách (kể cả khách vay kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp bất động sản), ngân hàng sẽ thẩm định mức độ bị ảnh hưởng, sự đáp ứng các điều kiện của ngân hàng rồi mới xem xét giảm lãi tùy từng trường hợp.

Ngân hàng Quân Đội (MBBank) giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu của nhiều đối tượng khách hàng với mức giảm 0,5 - 2%/năm. Khách hàng thuộc lĩnh vực sản xuất, dịch vụ được giảm 1,5%/năm. Khách cá nhân vay sản xuất kinh doanh, mua nhà ở được giảm 2%/năm (khu vực phía Nam) và giảm 1,5% (các địa bàn khác). Tuy nhiên, ngân hàng chưa xem xét giảm lãi suất vay đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao như kinh doanh bất động sản.

Có công bằng với doanh nghiệp bất động sản?

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), sau hơn một năm rưỡi đồng hành với Nhà nước trong phòng, chống đại dịch Covid-19 và nỗ lực chống chịu để tự cứu mình, đến nay, có thể nhận thấy rõ, hầu hết các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản, đã dần kiệt sức, thậm chí một số doanh nghiệp lâm vào cảnh sức cùng lực kiệt, nguồn lực bị bào mòn, có nguy cơ bị phá sản, nếu không được hỗ trợ kịp thời.

Đại diện một doanh nghiệp bất động sản cho biết, chương trình này có cái gì đó không đúng khi phân biệt đối tượng khách hàng vay. Bởi khách hàng nào cũng trả lãi sòng phẳng, thậm chí cho vay bất động sản lãi suất còn cao hơn các ngành nghề khác. Doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng đã đồng hành và gắn bó chặt chẽ với nhau trong suốt hành trình dài. Doanh nghiệp bất động sản đóng góp không nhỏ vào hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. Vậy mà khi doanh nghiệp gặp khó khăn thì lại bị loại trừ ra khỏi các chương trình hỗ trợ.

Cũng theo vị đại diện của một công ty bất động sản, việc loại trừ bất động sản là điều quá bất hợp lý, bởi với các ngành đang được ưu đãi, dịch bệnh càng nặng nề, càng kéo dài thì họ càng có lợi nhuận, doanh thu cao, vì họ là những ngành nghề được ưu tiên, tạo điều kiện để kinh doanh và thực tế là có thể sống được, thậm chí sống khỏe trong đại dịch. Trong khi đó, ngành bất động sản gần như chết lâm sàng.

Ông Lê Hoàng Châu  cho rằng, hằng năm ngành bất động sản đóng góp khoảng 7 - 8% GDP cả nước và có liên quan đến hơn 35 ngành nghề khác, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người. Do vậy, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản vượt qua đại dịch Covid-19. Hiện nay, muôn vàn cái khó đang bủa vây doanh nghiệp bất động sản giống như bao ngành nghề khác, nhưng hầu như doanh nghiệp bất động sản chưa được các ngân hàng xem xét hỗ trợ thỏa đáng vì bị coi là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước tác động để các ngân hàng thương mại xem xét giảm lãi vay cho tất cả khách hàng đang khó khăn do dịch Covid-19, trong đó có doanh nghiệp bất động sản.

Theo ông Lê Hoàng Châu, trên cơ sở lãi suất tiền gửi bình quân hiện nay, Ngân hàng Nhà nước khuyến nghị các ngân hàng thương mại xem xét giảm lãi cho vay khoảng 2%/năm cho các khách hàng là hợp lý hợp tình, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên.

 

 

Tấn Thành
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top