Chuẩn bị vào vụ sản xuất (SX) mía đường 2016-2017, vừa qua, tại Sóc Trăng, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) tổ chức hội nghị tìm giải pháp liên kết SX, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả SX kinh doanh.
* Vào vụ SX mới
Hiện nay, ĐBSCL có hơn 40.000ha mía nguyên liệu vào giai đoạn chín. Đến tháng 10-2016 nông dân các địa phương sẽ lần lượt thu hoạch. Trước đây, vùng trồng mía ở Hậu Giang thường bị ảnh hưởng lũ gây ngập úng. Nhưng, theo dự báo mùa nước nổi năm nay, sông Cửu Long không có lũ lớn nên nông dân không còn lo đốn mía chạy lũ. Trong khi đó đường nội địa có giá tốt hơn cùng kỳ năm 2015. Do đó, các nhà máy đường (NMĐ) cho biết sẽ tăng giá mua mía lên 930-1.000 đồng/kg mía 10 CCS (chữ đường), cao hơn khoảng 100 đồng/kg so đầu vụ SX 2015-2016.
Sản xuất đường ở ĐBSCL. |
Chuẩn bị triển khai vụ SX mía đường 2016-2017, bà Vũ Thị Huyền Đức – Phó Chủ tịch VSSA, cho biết: Cả nước có vùng trồng mía nguyên liệu khoảng 240.000ha có hợp đồng SX bao tiêu, năng suất bình quân trên 65 tấn/ha, bình quân 9,9 CCS. Sản lượng mía ép dự kiến kế hoạch hơn 15 triệu tấn, sản lượng thu đạt trên 1,4 triệu tấn, trong đó đường tinh luyện đạt trên 50%. Hiện nay, trong 40 NMĐ trên cả nước, ngoại trừ NMĐ Kiên Giang tạm ngừng SX di dời lên Tây Ninh (sẽ chạy thử vào cuối vụ), các NMĐ bảo dưỡng máy móc tốt sẵn sàng bước vào vụ SX mới. Trong đó đáng chú ý có một số NMĐ như: An Khê, Hòa Bình, Tây Nam… được đầu tư tăng công suất và có kế hoạch ép mía cao hơn vụ SX trước.
Hiện nay, đa số các NMĐ đã xây dựng, hình thành vùng mía nguyên liệu thông qua hình thức hợp đồng đầu tư và tiêu thụ sản phẩm. Tùy theo địa hình và thời tiết các vùng miền khác nhau, các NMĐ hỗ trợ nông dân thay đổi giống mía mới phù hợp thổ nhưỡng, có năng suất, chữ đường cao, có khả năng chống chịu thời tiết bất lợi, sâu bệnh; triển khai thực hiện cánh đồng mía lớn; đầu tư thủy lợi và tưới tiêu...
* Liên kết SX đón thời cơ
Vụ SX mía đường 2015-2016, sản lượng đường thế giới và trong nước đều sụt giảm mạnh (giảm khoảng 8 triệu tấn đường) do ảnh hưởng thời tiết khô hạn nghiêm trọng ở nhiều nước. Dự báo, vụ SX mía đường 2016-2017, mức thâm hụt khoảng 6 triệu tấn đường, xảy ra hầu hết các nước châu Á và có thể được bù đắp từ sản lượng đường cao của Brazil (dự kiến đạt 35 triệu tấn, cao hơn niên vụ 2014-2015 khoảng 600.000 tấn). Trong khi đó Ấn Độ có thể giảm sản lượng đường do hạn hán. Trung Quốc sản lượng khoảng 8,5 triệu tấn, giảm 2 triệu tấn. Thái Lan vụ SX vừa qua chỉ đạt 9,6 tấn, giảm 1,6 triệu tấn so vụ SX trước.
Theo dự thảo quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2020 cả nước sẽ hình thành vùng trồng mía nguyên liệu 300.000ha, trong đó vùng nguyên liệu tập trung 290.000ha; sản lượng mía 21 triệu tấn, sản lượng đường 2 triệu tấn. Định hướng đến năm 2030 giữ ổn định vùng mía nguyên liệu 300.000ha, trong đó vùng nguyên liệu tập trung trên 296.000 ha, năng suất mía bình quân 80 tấn/ha, chữ đường 12 CCS, sản lượng mía 24 triệu tấn, sản lượng đường khoảng 2,6 triệu tấn. |
Ở nước ta, vụ SX mía đường vừa qua dự kiến đạt trên 14,4 triệu tấn mía và 1,5 triệu tấn đường. Tuy nhiên do khô hạn, mặn xâm nhập nên các NMĐ chỉ ép đạt 12,9 triệu tấn mía và sản lượng chỉ đạt 1,2 triệu tấn đường, giảm hơn 320.000 tấn. Diễn biến thị trường đường 6 tháng đầu năm (vụ SX 2015-2016) thấp hơn cùng kỳ niên vụ trước. Từ tháng 3-2016, đường trong nước biến động, một số NMĐ điều chỉnh kế hoạch bán đường, có lúc giá đường trong nước tăng đột biến và Chính phủ cho nhập khẩu bổ sung 100.000 tấn đường. Đến tháng 6-2016 đường tồn kho trong nước hơn 416.000 tấn và giá chững lại. Do vậy, các công ty thành viên VSSA đề xuất ngành mía đường muốn tận dụng lợi thế, phát huy tiềm lực để đón bắt thời cơ, các NMĐ cần tiếp tục điều chỉnh, thay đổi phương thức mua mía nguyên liệu, tiêu thụ đường. Vụ SX vừa qua của Công ty mía đường Nghệ An (NASU) là tổ chức đấu thầu cung ứng đường ra thị trường thành công. Đấu thầu là phương thức bán đường có giá tốt được các thành viên VSSA ghi nhận, đề xuất tiếp tục triển khai thí điểm trong vụ SX mới. Bên cạnh đó, các NMĐ đề xuất phương thức phối hợp điều hành giá để không tạo ra sự đối đầu trong cạnh tranh giá mía nguyên liệu trong vùng.
VSSA đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ phối hợp với VSSA xây dựng đề án tái cơ cấu ngành mía đường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và biến đổi khí hậu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tại hội nghị, các thành viên VSSA đã thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo Nghị định SX và kinh doanh mía đường để sớm trình Chính phủ phê duyệt, trong đó có nhiều chính sách và cơ chế cần thiết để tạo cơ sở pháp lý cho ngành mía đường hoạt động đúng hướng, phát triển bền vững; quy hoạch mía đường đến 2020 và định hướng đến năm 2030 phù hợp với hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu để các NMĐ sớm có định hướng kế hoạch đầu tư phát triển; trình Chính phủ cho cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp để có giải pháp giảm tác động do ảnh hưởng biến đổi khí hậu ở vùng ĐBSCL.
Bài, ảnh: HỮU ĐỨC/Báo Cần Thơ
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.