Chiều 21/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị công bố sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh năm 2021 và triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022.
Năm 2021, Nghệ An có thêm 140 sản phẩm của 88 chủ thể đạt hạng 3 sao OCOP trở lên; trong đó, có 139 sản phẩm đạt 03 sao đến 4 sao và 1 sản phẩm có tiềm năng đạt hạng 5 sao đã gửi hồ sơ đề nghị Trung ương xem xét công nhận.
Như vậy, tổng số sản phẩm được xếp hạng 3 sao trở lên từ đầu chương trình đến nay là 249 sản phẩm (vượt 24,5% so với mục tiêu Đề án đặt ra đến năm 2030); Chương trình cũng đã huy động được gần 117.958 triệu đồng để hoàn thiện, nâng cao các sản phẩm.
Tại hội nghị, Ban tổ chức đã trao cúp biểu tượng OCOP, giấy chứng nhận OCOP đạt 4 sao, 3 sao cấp tỉnh năm 2021 cho các chủ thể. Các chủ thể đã chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình xây dựng sản phẩm, đầu tư bao bì, nhãn mác; việc quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP. Đồng thời, các chủ thể cũng đã trình bày các kiến nghị về các chính sách hỗ trợ hạ tầng, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu và xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP.
Phát biểu tại hội nghị, ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, biểu dương những kết quả mà Chương trình OCOP đã đạt được trong thời gian qua. Trong đó, nhấn mạnh, Chương trình OCOP đã trở thành phong trào sâu rộng trên địa bàn toàn tỉnh, xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, sáng tạo góp phần đưa sản phẩm hàng hóa nông nghiệp của tỉnh dồi dào về số lượng, phong phú về thể loại; chất lượng, giá trị, thu nhập ngày càng cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Năm 2022, Nghệ An phấn đấu có thêm ít nhất 100 sản phẩm đạt hạng 3 sao trở lên (bình quân 4,76 sản phẩm/huyện, thành phố, thị xã); Phấn đấu có ít nhất 15-20 tổ chức kinh tế mới tham gia Chương trình OCOP dưới dạng tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp; xây dựng ít nhất 02 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các huyện, thị; tổ chức kết nối thị trường, tổ chức hội chợ cấp tỉnh và tham gia các hội chợ, triển lãm tại các tỉnh trên địa bàn toàn quốc; Tổ chức cho các chủ thể OCOP tham gia ít nhất 3 hội chợ trong năm 2022...
Để đạt được kết quả trên, các ngành, các địa phương tiếp tục chỉ đạo quyết liệt Chương trình OCOP, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, là khâu đột phá trong xây dựng NTM, nhất là nông thôn mới nâng cao. Rà soát, đánh giá lại công tác triển khai Chương trình OCOP của địa phương thời gian qua, khắc phục các tồn tại để chương trình đi vào thực chất, hiệu quả, tránh hình thức gây tốn kém về thời gian và kinh phí thực hiện.
Tập trung công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp xã, cán bộ chuyên môn cấp huyện và các chủ thể về Chương trình OCOP; Quan tâm đến chủ trương phát triển các làng nghề, ngành nghề nông thôn, đẩy mạnh phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị làm cơ sở để phát triển các sản phẩm. Đặc biệt, cần kiểm tra việc tuân thủ các cam kết về chất lượng của chủ thể kinh tế sau khi đã có sản phẩm đạt sao; Tăng cường xúc tiến thương mại cho Chương trình.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.