Ngày 5/8/2008, BCH Trung ương Đảng khóa X ban hành NQ 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (tam nông). Sau 10 năm thực hiện NQ 26, diện mạo nông nghiệp, nông thôn, nông dân Hà Tĩnh đã khởi sắc với những “gam màu” ấn tượng...
Về nhà nhầm ngõ…
“Đường trong thôn ngày trước chỉ rộng 1,5m, bụi cây um tùm, giờ mở rộng có nơi 6 - 8m; đường xã giờ sạch đẹp, rộng rãi. Trước đây, làng xóm nhếch nhác, nay nhờ đường rộng, nhà cửa khang trang, có cổng, tường rào cây xanh thẳng tắp, điện về tận ngõ... Vậy nên, con em đi xa lâu ngày, giờ về quê nhiều người bị lạc”, ông Thái Sơn, Bí thư Chi bộ thôn Trung Mỹ, xã Sơn Hòa (huyện Hương Sơn) kể.
Nhiều người dân ở Hà Tĩnh mở đầu câu chuyện về những đổi thay nhờ Nghị quyết 26-NQ/TW về phát triển tam nông bằng những câu chuyện vui. Với họ, nghị quyết ra đời đúng thời điểm như luồng sinh khí mới, tạo thành cuộc cách mạng sâu rộng ở nông thôn, trở thành cầu nối gắn kết lòng Dân với ý Đảng. Đời sống của người dân nông thôn được cải tiện rõ rệt, diện mạo nông thôn thực sự khởi sắc.
Sau 10 năm triển khai, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn ở Hà Tĩnh từ chỉ 6,23 triệu đồng (năm 2008) tăng 4 lần, đạt 25 triệu đồng/người (năm 2017). Đặc biệt, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi về nhận thức, quan niệm của người dân, từ chỗ “thụ hưởng, bị động” chuyển dần sang “chủ thể, chủ động”.
Nhớ lại thời kỳ tái lập tỉnh (năm 1991), Hà Tĩnh đứng trước muôn vàn khó khăn, thách thức. Điều đặc biệt trăn trở là ở vùng quê giàu truyền thống, nông dân chiếm 90% dân số, cuộc sống còn rất nghèo khó, thiếu thốn trăm bề.
Đau đáu với bài toán phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, qua các nhiệm kỳ hoạt động, Ban chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết tập trung phát triển toàn diện nông nghiệp. Nhiệm kỳ 2000-2005, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh có Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 12/6/2001 về chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp. Tiếp đó là Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 12/6/2001 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XV về “Xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới”, nhằm tập trung cao nhất sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp để giúp người dân xóa đói nghèo, mở rộng cơ hội việc làm, tiến tới xây dựng nông thôn mới.
Giai đoạn 2005 - 2009, khi Hà Tĩnh đang trăn trở tìm hướng đi mới cho nông nghiệp, nông thôn thì ngày 5/8/2008, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây thực sự là “cơ hội vàng”, động lực hết sức to lớn cho cả nước nói chung, Hà Tĩnh nói riêng, mà phấn khởi nhất là bà con nông dân.
Triển khai Nghị quyết 26, Hà Tĩnh đã cụ thể hóa bằng Nghị quyết 08-NQ/TU ngày 19/5/2009 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI), với quyết tâm chính trị cao nhất đưa nghị quyết vào thực tiễn phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn. Trong đó, xác định mục tiêu cốt lõi là phát triển sản xuất, phát huy vai trò chủ thể của người dân, huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia. Mục tiêu hướng đến cao nhất là không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân. Tập trung xây dựng các quy hoạch, nhất là quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch hạ tầng nông thôn, quy hoạch vùng…
Trụ đỡ cho Hà Tĩnh “cất cánh”
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham quan khu dân cư kiểu mẫu thôn Châu Nội (Tùng Ảnh - Đức Thọ).
Ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Tĩnh, cho rằng, lĩnh vực nào cũng vậy, muốn phát triển được đều phải có nguồn lực. Đặc biệt, với lĩnh vực “lắm rủi ro” như nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì chính sách kích cầu càng cần phải tương xứng. Rất phấn khởi là khi thực hiện Nghị quyết 08, Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã ưu tiên dành nguồn lực cho “tam nông”.
Theo đó, trước năm 2010, chính sách chỉ mang tính thời vụ, nhỏ lẻ (bình quân mỗi năm hỗ trợ 7-8 tỷ đồng), tuy nhiên 9 năm trở lại đây, Hà Tĩnh đã xây dựng và ban hành 14 cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cư dân nông thôn với tổng nguồn lực thực hiện đạt 17.297 tỷ đồng. Trong đó ngân sách tỉnh 2.555 tỷ đồng (chiếm 14,8%); ngân sách cấp huyện, xã 752 tỷ đồng; huy động các nguồn vốn hợp pháp khác 13.990 tỷ đồng (chiếm 80,9%).
Nổi bật phải kể đến các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo Quyết định 24 và các nghị quyết 90, 157, 32 ... với tổng kinh phí hỗ trợ 607,8 tỷ đồng; chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ các xã đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, xã về đích nông thôn mới là 1.880 tỷ đồng; hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn và kiên cố hóa kênh mương hơn 437 tỷ đồng.
Rồi chính sách hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới theo các quyết định 26, 03, 09, 23 đạt hơn 172 tỷ đồng; các chính sách hỗ đặc thù về phát triển rau củ quả trên cát, chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, xây dựng cơ sở lợn nái ngoại, nuôi cá, xây dựng nhà máy chế biến súc sản với hơn 132,3 tỷ đồng...
Trong 10 năm, tốc độ tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp bình quân đạt 3,52%/năm; tổng giá trị sản xuất tăng gấp 3,79 lần so với 10 năm trước. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư xây dựng làm đổi mới căn bản hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, kết nối với đô thị…
Hà Tĩnh trở thành điểm sáng trong cả nước về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả của Hà Tĩnh được Trung ương đúc kết để nhân rộng.
Năm 2010, Hà Tĩnh mới đạt bình quân mỗi xã 3,5 tiêu chí nông thôn mới, chưa có xã nào trên 10 tiêu chí và còn trên 50% số xã dưới 5 tiêu chí. Đến nay, bình quân mỗi xã đạt 15,7 tiêu chí (tăng 12,2 tiêu chí so với cuối năm 2010); có 115 xã đạt chuẩn, chiếm 50,2% tổng số xã. Dự kiến đến cuối năm 2018, thêm ít nhất 26 xã đạt chuẩn nông thôn mới; không còn xã dưới 10 tiêu chí; có 2 xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Toàn tỉnh có trên 62% tổng số thôn, trên 8.000 vườn hộ triển khai xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu, trong đó có 230 khu dân cư, hơn 2.300 vườn mẫu đạt chuẩn. Hà Tĩnh đã có những vùng quê “trù phú - an lành”, xanh - sạch - đẹp, gắn với hình thành du lịch trải nghiệm.
Giá trị lớn nhất là dân chủ ở nông thôn ngày càng mở rộng, phát huy; tình làng nghĩa xóm gắn bó chặt chẽ; người dân thực sự trở thành chủ thể trong xây dựng nông thôn mới; hệ thống chính trị vững mạnh; an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; niềm tin của nhân dân với cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị không ngừng được nâng lên.
Ông Lê Đình Sơn, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, cho rằng, những kết quả đáng phấn khởi đạt được trong 10 năm thực hiện Nghị quyết 26 của Trung ương, Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã giúp Hà Tĩnh đúc kết những bài học có giá trị thực tiễn sâu sắc, vai trò chủ thể của người nông dân trong quá trình thực hiện nghị quyết được khẳng định rõ. Khi người dân thông suốt, việc phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới là đem lại lợi ích thiết thân cho chính mình, người dân trực tiếp thụ hưởng thành quả lao động của mình sẽ khơi dậy, nhân lên sức mạnh tổng hợp của cộng đồng, sẽ có được nguồn lực vô cùng to lớn là sức dân.
Đánh giá cao những kết quả đạt được qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Hà Tĩnh, ông Cao Đức Phát, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương, cho rằng, những kết quả đạt được sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW ở Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung đã khẳng định tính đúng đắn, tầm nhìn chiến lược của Đảng ta trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết 26-NQ/TW như luồng sinh khí mới, tạo thành cuộc cách mạng sâu rộng ở nông thôn, một động lực có sức sống mãnh liệt, được người dân tích cực hưởng ứng, tham gia và đã thật sự làm đổi thay diện mạo khu vực nông thôn.
Bên cạnh kết quả đạt được, ông Cao Đức Phát lưu ý, trong bối cảnh mới sẽ có những nội dung và cách làm mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn, vì vậy, Hà Tĩnh cần gắn nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn với việc thực hiện các chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển bền vững, toàn diện theo hướng hiện đại. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó tập trung duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn…
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.