Sáng 9/1, tại Phiên họp về các vấn đề chính trị và an ninh, các đại biểu đã thảo luận về thúc đẩy ngoại giao nghị viện vì hòa bình, an ninh, thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới, đấu tranh phòng chống khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia.
Chia sẻ đánh giá, nhận định của đại biểu các nước về vai trò của các nghị viện trong duy trì, củng cố môi trường chính trị, an ninh hòa bình, ổn định, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng, nỗ lực phấn đấu cho hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển là trách nhiệm to lớn, vừa thường xuyên, vừa cấp bách của tất cả thành viên APPF. Các nghị viện cần đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng môi trường hòa bình, an ninh khu vực dựa trên luật pháp. Là cơ quan lập pháp, các nghị viện một mặt cần nội luật hóa các cam kết quốc tế, tăng cường giám sát việc thực hiện nghĩa vụ, cam kết đối với các công ước, luật pháp quốc tế; mặt khác xem xét ban hành, sửa đổi, bổ sung những văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến việc thúc đẩy sự hiểu biết, hợp tác giữa các quốc gia trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng quyền, lợi ích chính đáng của nhau trên cơ sở luật pháp quốc tế, các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc về tôn trọng chủ quyền, thể chế chính trị, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình vì một khu vực châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Cũng theo Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, các nghị viện cần đưa quan điểm phát triển bền vững trở thành định hướng thường xuyên, lâu dài cho các chính sách, biện pháp phát triển. APPF cần tiên phong trong việc củng cố hệ thống đa phương mở, tự do, minh bạch, bao trùm, dựa trên luật lệ. Đây là tiền đề cho hợp tác quốc tế để ứng phó hiệu quả với các thách thức toàn cầu, bảo vệ và nâng cao mức thụ hưởng đồng đều từ toàn cầu hóa, liên kết kinh tế cho người dân.
Phiên họp toàn thể đầu tiên về các vấn đề chính trị và an ninh tập trung vào chủ đề thúc đẩy ngoại giao nghị viện vì hòa bình, an ninh, thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới, đấu tranh phòng chống khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia.
Cho rằng thế giới thay đổi nhanh chóng, nền kinh tế thế giới phục hồi chậm, chưa vững chắc nhưng khu vực châu Á – Thái Bình Dương tăng trưởng bền vững, vì thế thành quả này cần gìn giữ và phát huy, Phó Chủ tịch Thường trực Nhân đại Trung Quốc Trần Trúc, Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc chia sẻ, người dân đang sống trong cộng đồng chung vì thế rất cần môi trường hòa bình. Mỗi nước có điều kiện hoàn cảnh khác nhau nhưng cần hợp tác xóa bỏ khác biệt, tôn trọng lẫn nhau, chia sẻ những vấn đề cùng quan tâm. Vấn đề công bằng cần được chú trọng, tiếp tục duy trì việc tuân thủ nguyên tắc chung của Liên hợp quốc, trật tự thế giới. Để đảm bảo môi trường an ninh toàn khu vực, đối mặt với nhiều thách thức an ninh rộng lớn, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, cần hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau. Mọi người đang sống trong cộng đồng có tương lai chung nên phải hợp tác chống triệt để khủng bố và nguyên nhân sâu xa của khủng bố.
Một vấn đề đáng báo động mà nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới phải đối mặt chính là chủ nghĩa khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia như buôn ma túy, rửa tiền, buôn người… hàng ngày đang đe dọa an sinh của người dân, làm hủy hoại những giá trị của nhân loại. Các nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đều thừa nhận rằng chủ nghĩa khủng bố đặt ra một mối đe dọa trực tiếp đối với sự an toàn, độ mở và sự thịnh vượng của các nền kinh tế thành viên.
Những cơ hội và thách thức mới nổi lên trong một thế giới toàn cầu hóa và số hóa đòi hỏi APPF tiếp tục khẳng định vị thế trong cấu trúc khu vực đang định hình. Hơn bao giờ hết, APPF cần tiếp tục đi đầu thúc đẩy đối thoại và hợp tác đa phương, xây dựng một tương lai chung tốt đẹp hơn cho châu Á - Thái Bình Dương. Chỉ bằng cách xây dựng quan hệ đối tác nghị viện có trách nhiệm vì hòa bình và phát triển bền vững, APPF mới có thể khẳng định vai trò trong cấu trúc khu vực đa tầng nấc.
D.T/appf26.vn
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, thiên tai ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Quảng Bình, nông dân đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi trên đất gò đồi, đất kém hiệu quả để thích ứng, giảm nhẹ tác động của các loại hình thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp, mang hiệu quả kinh tế cao.