Với “độ mở” lớn chưa từng có trong lịch sử hội nhập kinh tế, thương mại quốc tế, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới sẽ trở thành “vòng xoáy” rất đặc biệt quyết định sự thành bại của các doanh nghiệp Việt Nam. Với những doanh nghiệp có năng lực và độ sẵn sàng cao, “vòng xoáy” ấy có thể đưa họ lên một tầm cao mới. Ngược lại, “vòng xoáy” ấy cũng sẽ nhấn chìm những doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh…
Từ đầu năm 2016 đến nay, giá cá tra đạt đỉnh ở mức 22.000-22.500 đồng/kg (trả chậm) trong thời điểm đầu tháng 4 đến nửa đầu tháng 5, sau đó giảm dần và hiện ở mức 20.500-21.000 đồng/kg. Xu hướng chững giá một phần do chưa có đơn hàng mới, phần khác do các nhà máy chuyển qua bắt cá trong vùng nuôi, hạn chế thu mua cá bên ngoài để tránh gây áp lực tăng giá thu mua cá tra nguyên liệu. Điều này gây nhiều khó khăn cho các hộ nuôi cá tra đơn lẻ, nhất là hộ nuôi quy mô nhỏ, do giá cá đang thấp hơn giá thành sản xuất.
Đó là khẳng định của GS.TS. Ngô Thế Dân, Chủ tịch Trung ương Hội Làm vườn (HLV) Việt Nam, khi trao đổi với chúng tôi về định hướng công tác Hội thời gian tới, đó là nhân rộng mô hình vườn mẫu Hà Tĩnh ra toàn quốc và đóng góp của Báo Kinh tế nông thôn trong xây dựng tổ chức Hội, thúc đẩy phát triển kinh tế VAC, kinh tế trang trại nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6).
Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu ngày càng kiểm soát chặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thì việc triển khai các mô hình trồng chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP là đòi hỏi tất yếu. Vậy nhưng mới có 9.306,48ha/132.000ha được cấp chứng chỉ VietGAP còn hiệu lưcực. Đâu là nguyên nhân của sự ì ạch và giải pháp căn cơ là gì?
Ngành chế biến gỗ Việt Nam giờ đây trở thành một bộ phận không thể thiếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu; là một trong những trung tâm chế biến gỗ lớn trên thế giới khi đứng đầu các nước Đông Nam Á và chỉ sau Trung Quốc ở châu Á; một trong ít ngành có tốc độ phát triển trên 2 con số liên tục trong nhiều năm. Nhưng trong bối cảnh hội nhập nếu không khắc phục kịp thời, những nguy cơ nhỏ có thể gây ra nhiều rủi ro lớn.
Thời gian gần đây, sản phẩm thủy sản xuất khẩu của ta liên tiếp nhận được cảnh báo tồn dư kháng sinh cấm của hai thị trường xuất khẩu quan trọng là Mỹ và EU. Điều này gióng lên hồi chuông cảnh báo nếu các doanh nghiệp và người nuôi không thực hiện nghiêm túc quy trình nuôi an toàn thì nguy cơ mất những thị trường tiềm năng là khó tránh.