Người dân Thủ đô đồng thuận, ủng hộ và thực hiện giãn cách xã hội
Bắt đầu từ 6h sáng ngày hôm nay 24/7, Hà Nội sẽ thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Người dân đều đồng tỉnh ủng hộ và nghiêm chỉnh chấp hành.
Đóng cửa vì sự an toàn sức khỏe của chính mình và mọi người
Ngay sau khi có thông tin Thủ đô Hà Nội sẽ thực hiện việc giãn cách xã hội, theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ vào đêm muộn ngày hôm qua (23/7), nhiều cửa hàng kinh doanh thiết bị vệ sinh, nội thất trên phố Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên (Hà Nội) đã đồng loạt đóng cửa vào sáng ngày hôm nay 24/7.
Ghé qua cửa hàng kinh doanh thiết bị vệ sinh, gạch ốp, lát Nam Khánh, có địa chỉ tại 523 phố Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, phải cúi người tôi mới có thể vào được bên trong cửa hàng, thấy tôi, chị chủ nhà nhanh chóng nói: “Cửa hàng không bán anh ơi, chúng em đóng cửa để thực hiện việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16, nếu có nhu cầu thì sau 15 ngày nữa anh quay lại nhé”.
Nhưng khi biết tôi là phóng viên muốn tìm hiểu về tâm tư, nguyện vọng của những người kinh doanh nhưng lại phải đóng cửa, để thực hiện việc giãn cách xã hội, chị chủ nhà cho biết: “Kể từ khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện đến nay, không chỉ có chúng em mà tất cả xã hội đều bị ảnh hưởng. Việc kinh doanh chậm lại hẳn, không như những năm trước, vào thời điểm này các cửa hàng ở đây bán rất chạy, còn bây giờ đã vắng khách mua hàng, nhưng thỉnh thoảng vẫn phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nên thiệt hại cũng tương đối anh ạ”.
Nhưng vì sự an toàn đến sức khỏe của bản thân, gia đình và toàn xã hội, cho nên việc thực hiện giãn cách xã hội để dịch bệnh không phát tán, lây lan ngoài cộng đồng, là một việc hết sức cần thiết. Mặc dù đêm muộn hôm qua người dân mới nhận được thông tin qua truyền hình, Hà Nội bắt đầu việc thực hiện giãn cách xã hội vào 6h sáng hôm nay. Nhưng tất cả các cửa hàng kinh doanh trên phố này đều đóng cửa, chị chủ nhà chia sẻ.
Chia sẻ với những những khó khăn trong kinh doanh, vào thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát như hiện nay, trong câu chuyện cả tôi và chị đều mong sao dịch bệnh mau qua để cuộc sống, sinh hoạt của nhân dân và xã hội trở lại bình thường.
Tuy chỉ là một quán bán hàng nước trà đá nhỏ, ngay gần một cửa hàng kinh doanh điện thoại di động ở số 420 phố Nguyễn Văn Cừ, anh Nguyễn Đăng Dũng cũng cho biết, gia đình tôi rất đông người, lại có mẹ già, mọi thứ đều trông cả vào thu nhập được mang lại từ quán nước nhỏ này. Nhưng trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, gia đình chúng tôi cũng phải tuân thủ lệnh phòng, chống dịch của Thành phố thôi.
“Mặc dù biết đóng cửa hàng sẽ rất khó khăn, nhưng vì sự an toàn đến sức khỏe của gia đình tôi, đặc biệt là mẹ tôi đã cao tuổi, chúng tôi đồng thuận với chính quyền để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19”, anh Dũng nói.
Theo quan sát của phóng viên Kinh tế nông thôn vào sáng nay (24/7), trên tuyến phố Nguyễn Văn Cừ lượng người dân ra đường giảm hẳn, mặc dù hôm này là ngày Rằm. Theo thông lệ, vào những ngày này, nhất là ngày nghỉ người dân đi chợ mua đồ cúng lễ rất đông, điều này chứng tỏ người dân rất nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về công tác phòng, chống dịch bệnh.
Tại Chỉ thị số 17/CĐ-UBND, Chủ tịch UBND thành phố đề nghị mỗi người dân Thủ đô bình tĩnh, yên tâm, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch. Thành phố đã chỉ đạo chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm cần thiết, Nhân dân không cần thiết tích trữ hàng hóa. Ra ngoài đường khi không cần thiết trong lúc này có nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng. Đồng thời các hộ gia đình, Ban quản lý các tòa nhà chung cư, các nhà máy, cơ sở sản xuất tăng cường công tác kiểm tra các thiết bị điện, các thiết bị PCCC đảm bảo không để xảy ra các sự cố chập điện, cháy nổ.
Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh yêu cầu đóng cửa, tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ trừ các trường hợp sau: Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm hàng ngày cho Nhân dân trên địa bàn; cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch; cở sở dịch vụ khám chữa bệnh, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội. Hoạt động tang lễ: chỉ tổ chức nghi lễ trong phạm vi gia đình, không quá 20 người, không tổ chức các đoàn viếng.
Các cơ sở được phép hoạt động kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu phải đáp ứng điều kiện phòng chống dịch theo quy định và chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người lao động và cộng đồng; yêu cầu kiểm soát toàn bộ người đến mua hàng/sử dụng dịch vụ và khai báo y tế bằng mã QRCode.
Chủ tịch UBND thành phố cũng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan thuộc Thành phố; chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm Chỉ thị này.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.