Đến gần 19h tối cùng ngày, một số phương tiện chữa cháy mới đến hiện trường hỗ trợ khống chế đám cháy. Thời điểm này, rất may trời cũng đổ mưa nên đám cháy mới được khống chế, tắt dần.
Cục Kiểm Lâm cảnh báo, nhiều diện tích rừng ở Nghệ An, Quảng Bình đến Bình Thuận nằm trong vùng cảnh báo cháy cấp 5, cấp cực kỳ nguy hiểm.
Cháy rừng, khu dân cư sát chân núi hoảng loạn
Một vụ cháy lớn xảy ra ở núi Vũng Chua sát trung tâm TP Quy Nhơn (Bình Định) kéo dài nhiều giờ khiến người dân vô cùng lo lắng. Đến 19h30 tối 16/7, đám cháy xảy ra tại khu vực núi Vũng Chua, ngay sát trung tâm TP Quy Nhơn mới được các lực lượng chức năng, người dân, chủ rừng khống chế thành công.
Trước đó, khoảng 16h cùng ngày, tại núi Vũng Chua, đoạn tiếp giáp khu vực 5, phường Quang Trung, bất ngờ xảy ra cháy lớn. Đám cháy kéo dài trong nhiều giờ liên tục, khói đen bao trùm cả một khu vực dân cư khiến người dân địa phương rất lo lắng.
Bà N.T.C. (65 tuổi, ở khu vực 5, phường Quang Trung) cho biết: "Nhà tôi gần sát chân núi, ngay cạnh khoảng rừng cháy nên rất lo lắng. Đám cháy bùng phát trong nhiều giờ nhưng không thấy xe chữa cháy đến dập lửa khiến nhiều người dân ở đây rất hoang mang".
Theo ông Đoàn Văn Tá, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Quy Nhơn, đám cháy xuất phát từ việc một người dân tên Mân đốt dọn thực bì sau khi thu hoạch rẫy keo tràm, bạc hà. Việc đốt rẫy, ông Mân đã báo cáo với kiểm lâm địa bàn, chính quyền trước đó và có làm ranh cản lửa theo quy định.
Do vụ cháy bùng lớn nên Hạt kiểm lâm bố trí lực lượng theo dõi, kiểm tra.
Khu vực xảy ra vụ cháy tiếp giáp với vùng rừng phòng hộ do Lâm trường Quy Nhơn quản lý. Vì vậy, nhiều cán bộ lâm trường này cũng nỗ lực dùng phương tiện hỗ trợ, dùng cành cây để dập, ngăn cách lửa cháy lan.
Đến gần 19h tối cùng ngày, một số phương tiện chữa cháy mới đến hiện trường hỗ trợ khống chế đám cháy. Thời điểm này, rất may trời cũng đổ mưa nên đám cháy mới được khống chế, tắt dần.
Để chủ động phòng ngừa, khắc phục các tồn hại, hạn chế, ngăn chặn, giảm thiểu đến mức thấp nhất số vụ cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra trong mùa nắng nóng, vừa mới đây, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, quy định của Nhà nước và của tỉnh về công tác PCCC.
Đồng thời, theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý tăng cường tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC, hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa, kỹ năng chữa cháy, thoát nạn cho cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động và Nhân dân để nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác PCCC; gắn phong trào toàn dân tham gia PCCC với phong trào Vì an ninh Tổ quốc, phong trào xây dựng khu dân cư, gia đình văn hóa, nhân rộng gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong công tác PCCC.
Thường xuyên tổ chức tự kiểm tra, rà soát các điều kiện an toàn PCCC tại đơn vị, cơ sở, khu dân cư, nhà ở thuộc phạm vi quản lý, kịp thời phát hiện và tổ chức khắc phục các tồn tại, thiết sót về PCCC, ngăn chặn nguy cơ phát sinh, xảy ra cháy, nổ; trang bị bổ sung các phương tiện, dụng cụ chữa cháy; củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng dân phòng, PCCC cơ sở, chuyên ngành.
Thanh Hóa thực hiện tốt công tác PCCC rừng
Từ đầu năm đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa diễn biến phức tạp, nắng nóng gay gắt, kéo dài khiến nguy cơ cháy rừng cao. Tuy nhiên do triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm và nguy cơ cháy rừng được kiểm soát chặt chẽ nên đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh không xảy ra cháy rừng, an ninh rừng được giữ vững ổn định.
Huyện Thạch Thành có hơn 27.666 ha rừng; trong đó, có 3.910 ha rừng đặc dụng của Vườn Quốc gia Cúc Phương, nằm trên địa bàn 3 xã: Thạch Lâm, Thành Mỹ và Thành Yên.
Xác định việc phóng cháy chữa cháy rừng là nhiệm vụ trọng tâm nên ngay từ đầu năm, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã phối hợp cùng với chính quyền thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng chống cháy rừng.
Theo đó, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã phối hợp với UBND các xã tiến hành rà soát lại các khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao, qua đó xác định trên địa bàn huyện có 4 xã có diện tích rừng trồng thông có nguy cơ cháy cao với diện tích 1.202,68 ha. Hơn nữa, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và chủ rừng về bảo vệ và phát triển rừng được thực hiện đồng bộ, hình thức đa dạng.
Ông Nguyễn Viết Luân, xã Thành Long, huyện Thạch Thành cho biết, là người dân sống trong khu vực rừng phòng hộ nên ý thức được vai trò, trách nhiệm trong việc phòng chống cháy rừng, nhất là thời điểm nắng nóng. Vì vậy, nếu phát hiện có dấu hiệu cháy rừng đều kịp thời báo lực lượng kiểm lâm để có phương án ngăn chặn. Nhờ vậy, mấy năm trở lại đây, khu vực rừng phòng hộ này không xảy ra cháy, an ninh rừng được đảm bảo.
Theo ông Nguyễn Đức Hiệp, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Thạch Thành, thời điểm nắng nóng, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã thực hiện tốt chế độ trực chỉ đạo phòng chống cháy rừng.
Cùng đó, thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin dự báo cháy rừng; bố trí cán bộ cùng với thành viên Ban chỉ đạo huyện tổ chức trực phòng chống cháy rùng 24/24h trong các ngày có nguy cơ cháy rừng cao để có biện pháp chỉ đạo, ứng phó kịp thời khi cháy rừng xảy ra.
Tại các khu vực rừng Thông tại xã Thành Long và xã Thạch Cẩm được đầu tư lắp đặt 2 camera cảnh báo cháy rừng. Đơn vị đã tổ chức phát quang 0,9 km đường băng cản lửa tại xã Thành Long; phát dọn thực bì được 3ha và phát dọn lại 1,5 ha đường băng cản lửa tại xã Thạch Cẩm.
Với phương châm “phòng là chính, chữa cháy phải kịp thời, hiệu quả”, Hạt Kiểm lâm thành phố Thanh Hóa đã tham mưu cho UBND thành phố xây dựng các phương án, triển khai đồng bộ các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, kiểm soát chặt chẽ các nguyên nhân gây cháy rừng. Qua đó, hạt kiểm lâm chuẩn bị sẵn sàng phương án chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ từ thành phố, đến các phường, xã và các thôn, phố trọng điểm và chủ rừng.
Ông Hoàng Lâm Tùng, Hạt phó Hạt Kiểm lâm thành phố Thanh Hóa cho hay, Hạt Kiểm lâm thành phố đang áp dụng và thực hiện biện pháp trực gác, phát hiện sớm lửa rừng ở xã trọng điểm cháy rừng tại xã Đông Lĩnh, phường Hàm Rồng, Đông Cương và xã Thiệu Dương.
Đặc biệt, chú trọng thời gian quan sát từ 8 giờ đến 20 giờ hàng ngày, thời gian dự báo cháy rừng cấp IV và V; phát huy xã hội hóa bảo vệ và phòng chống cháy rừng, lấy nhân dân quan sát rừng, báo tin cháy rừng đến Chủ tịch UBND phường, xã. Hạt Kiểm lâm thành phố cũng phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, phường trọng điểm, chủ rừng, bố trí đủ nhân lực canh phòng 4 phía rừng; theo dõi, giám sát, đôn đốc các điểm trực lửa rừng.
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa, năm 2022, Chi cục đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tham mưu cho chính quyền địa phương rà soát, xác định được 42.336 ha rừng có nguy cơ cháy cao trên địa bàn 146 xã, phường, thị trấn; đồng thời quản lý chặt chẽ các nguyên nhân, nguy cơ cháy rừng. Từ đó xây dựng phương án tác chiến chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ sát với tình hình thực tế tại từng khu vực.
Ông Đàm Văn Hùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh, lực lượng kiểm lâm đã phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn, các đơn vị chủ rừng tổ chức tuần tra canh gác lửa rừng, quản lý chặt chẽ người ra, vào rừng những thời điểm nguy cơ cháy rừng cao; không mang lửa, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng; quản lý chặt chẽ việc xử lý thực bì trong sản xuất nương rẫy và xử lý thực bì trồng rừng nhằm ngăn chặn, không để cháy lan vào rừng.
Bên cạnh đó, lực lượng đã tổ chức trực trên 11 camera quan sát lửa rừng và 53 điểm trực gác lửa rừng tại các khu rừng trọng điểm. Nhờ thực hiện tốt việc ứng trực nên từ đầu năm đến nay, trên địa bàn chưa xảy ra cháy rừng.
Hiện nay, đang là giai đoạn cao điểm của mùa nắng nóng, nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra rất lớn. Vì vậy bên cạnh sự chủ động, vào cuộc tích cực của lực lượng kiểm lâm, cơ quan chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng…
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.