Nhằm giúp chị em có nguồn vốn sản xuất, kinh doanh, phát triển chăn nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế, NHCSXH huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã thực hiện ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua Hội Liên hiệp phụ nữ huyện, đến nay đã giúp cho gần 7.944 hội viên, phụ nữ vay với số vốn dư nợ trên 183 đồng.
Ngay sau khi cơn bão số 10 tràn qua tỉnh Quảng Bình, Đoàn công tác của NHCSXH do Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hải dẫn đầu đã thay mặt cho toàn thể CBVCLĐ trong toàn hệ thống có mặt tại huyện Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn vào chiều ngày 16/9/2017 kịp thời thăm hỏi, động viên cũng như trao tận tay 300 suất quà tới các hộ gia đình bị ảnh hưởng, đang gặp khó khăn trên địa bàn. Bên cạnh đó, đối với các gia đình có thân nhân bị chết do lũ cuốn, Công đoàn NHCSXH hỗ trợ 3 triệu đồng/người.
Sau 15 năm đi vào hoạt động, NHCSXH tỉnh Nghệ An không ngừng lớn mạnh và phát triển. Nguồn vốn vay đi vào cuộc sống và thực sự phát huy hiệu quả, tạo thêm nhiều việc làm, giúp người dân thoát nghèo, nâng cao sức sản xuất hàng hóa…, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
Sau 15 năm đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH đã và đang xây dựng, tổ chức thực hiện hiệu quả phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù. Sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội với vai trò vừa là người giám sát xã hội vừa nhận ủy thác một số nội dung công việc cho vay đã tạo điều kiện cho việc công khai, dân chủ hóa kênh tín dụng chính sách trong cộng đồng dân cư.
Với doanh thu 4 tỷ đồng/tháng; tạo việc làm thường xuyên cho 110 công nhân; sản phẩm có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong nước và đang chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc... ít ai biết rằng, thành quả mà ông chủ trẻ của Công ty Cổ phần bánh sữa Ba Vì, Đào Công Trường ở Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) có được lại đến từ “tình yêu bò sữa” và những đồng vốn từ chương trình tín dụng giải quyết việc làm của NHCSXH.
Đô Lương là huyện nằm ở trung tâm của tỉnh Nghệ An, có lợi thế phát triển nông, lâm, công nghiệp. Chính vì vậy, một trong những giải pháp được cấp uỷ, chính quyền nơi đây đẩy mạnh là đầu tư nguồn lực, kỹ thuật, trong đó chú trọng cho vay vốn, hướng dẫn người dân sử dụng vốn tín dụng chính sách hiệu quả nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, gia trại, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân.
Văn Lâm là huyện thuần nông của tỉnh Hưng Yên với 11 đơn vị hành chính, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh và Hải Dương. Trong những năm qua, một phần diện tích nơi đây được chuyển đổi thành những khu công nghiệp, mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho địa phương. Tuy nhiên, bên ngoài những bức tường nhà máy, ở các xã cách xa trung tâm, vẫn còn những gia đình thuần nông, những hộ nghèo, gia đình chính sách với khó khăn nhất định.
Chúng tôi đến thăm gia đình anh Đỗ Văn Hồng Em, ở ấp 11, xã Vị Thắng (Vị Thủy - Hậu Giang) đúng lúc anh cùng với vợ đang hái tiêu. Anh Hồng Em chia sẻ: “Nhờ vay của NHCSXH tỉnh Hậu Giang 40 triệu đồng, chúng tôi có vốn đầu tư vào vườn tiêu. Hiện, tiêu đang cho thu hoạch, hy vọng đời sống kinh tế ổn định hơn nhờ mô hình này”.
Những năm qua, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) tập trung khai thác tối đa mọi nguồn vốn, phối hợp với các hội, đoàn thể giải ngân nhanh chóng, kịp thời các chương trình cho vay đến hộ nghèo và gia đình chính sách, giúp họ phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Để tạo thói quen tiết kiệm cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, Phòng giao dịch NHCSXH huyện An Dương (Hải Phòng) đã áp dụng nhiều giải pháp triển khai công tác huy động tiền gửi tiết kiệm của tổ viên và mọi khoản tiền nhàn rỗi trong dân. Đặc biệt, công tác huy động tiết kiệm tại điểm giao dịch xã đang được triển khai khá hiệu quả.