Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 28 tháng 10 năm 2019 | 14:55

Nhiều đề xuất nâng độ tuổi tham gia dân quân tự vệ

Sáng nay (28/10), thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi).

 

dqtv.jpg

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, ông Võ Trọng Việt - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho biết, một số ý kiến đề nghị nâng độ tuổi và thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ (DQTV) cho phù hợp với dự kiến nâng độ tuổi nghỉ hưu tại dự thảo Bộ luật Lao động vì nhiều địa phương hoặc cơ quan, tổ chức không đủ người tổ chức đơn vị DQTV; một số ý kiến khác đề nghị giảm độ tuổi và thời hạn tham gia DQTV.

Theo dự thảo Luật, công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia DQTV; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.

Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ, cơ động, Dân quân tự vệ biển, phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 4 năm; Dân quân thường trực là 2 năm.

Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ công tác quốc phòng của địa phương, cơ quan, tổ chức, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ kéo dài nhưng không quá 2 năm; đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều này. 

Nhất trí với quy định về độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ của dự thảo Luật là công dân nam từ đủ 18 tuổi, đến hết 45 tuổi và công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ và nếu tình nguyện tham gia có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam và hết 45 tuổi đối với nữ, đại biểu Nguyễn Minh Hoàng (TP.HCM) cho rằng, quy định này phù hợp với thực tiễn, có tính ổn định và phát huy hiệu quả trong xây dựng lực lượng dân quân tự vệ. Không phải tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đều tham gia lực lượng dân quân tự vệ mà chỉ sử dụng một tỷ lệ nhất định (khoảng 3,5%).

Như vậy số lượng không nhiều nên cần có sự chọn lựa và có tuyển chọn để bảo đảm chất lượng, số lượng cho lực lượng dân quân tự vệ. Đặc biệt với quy định về kéo dài thời gian tham gia lực lượng dân quân tự vệ cũng sẽ không để mất đi chất xám của những người có kinh nghiệm, trình độ, những nơi có điều kiện tuyển dụng khó khăn trong việc phát triển lực lượng.

Đồng tình với quy định điều chỉnh độ tuổi cao hơn như trong dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Hưng Yên) cho rằng, điều này là cần thiết để phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Đại biểu Trần Văn Mão (Nghệ An) đề nghị cần mở rộng hơn thời gian tham gia, nếu sau khi hoàn thành nghĩa vụ xong mà các công dân này có nhu cầu tâm huyết phục vụ trong lực lượng dân quân tự vệ thì nên tạo điều kiện để bổ sung lực lượng. Thực tế ở một số địa phương hiện nay, trong các gia đình đa phần còn người già và trẻ em. Người trẻ đã đi lao động làm ăn xa để mưu sinh dẫn đến thiếu nguồn lực dân quân tự vệ ở các khu vực này, cho nên việc khuyến khích kéo dài tuổi tham gia đối với lực lượng này hết sức quan trọng.

Khó khăn trong thành lập tổ chức tự vệ tại doanh nghiệp

Bày tỏ băn khoăn với việc thành lập tổ chức tự vệ tại doanh nghiệp, đại biểu Lý Tiết Hạnh – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định cho biết, trong những năm qua việc thành lập đơn vị tự vệ trong các doanh nghiệp nhất là tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Nhiều doanh nghiệp không mặn mà với việc thành lập đơn vị tự vệ. Nhiều chủ doanh nghiệp cho rằng việc thành lập đơn vị tự vệ là trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Trong khi đó, lực lượng của địa phương và các khu công nghiệp nếu có thì chủ yếu tập trung công tác đảm bảo an ninh trật tự bên ngoài hàng rào doanh nghiệp. Còn bên trong doanh nghiệp, tình hình an ninh trật tự hết sức phức tạp. Mặt khác, khi có yêu cầu mở rộng hoặc huy động lực lượng để giải quyết các vấn đề trong toàn khu vực như cháy nổ, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai thì các doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm.

Hiện, nhiều thanh niên thoát ly, đi làm ăn xa rất đông nên tình trạng lực lượng thanh niên tại địa phương không nhiều, còn doanh nghiệp ngoài nhà nước thì lại thu hút được lượng lớn thanh niên trẻ khỏe có trình độ.

Do đó, để phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 28 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Chiến lược Bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, đại biểu Lý Tiết Hạnh đề nghị việc tổ chức, duy trì lực lượng dân quân tự vệ tại các doanh nghiệp là cần thiết để bảo đảm bình đẳng về trách nhiệm, nghĩa vụ giữa các loại hình doanh nghiệp với công tác bảo đảm an ninh quốc phòng tại địa phương nhưng cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động tốt. Do đó, dự thảo Luật cần bổ sung trách nhiệm, nghĩa vụ phải thành lập đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp; trách nhiệm của chủ doanh nghiệp trong chấp hành phân công, điều động khi có yêu cầu; đồng thời cân nhắc quy định về kinh phí bảo đảm.

Theo đại biểu Bùi Xuân Thống (Đồng Nai), từ thực tiễn tại Đồng Nam cho thấy việc thành lập lực lượng tự vệ tại doanh nghiệp sẽ góp phần đảm bảo an ninh trật tự tốt hơn. Đây cũng là lực lượng tại chỗ góp phần thực hiện nhiệm vụ phòng chống cháy nổ.

 

 

D.T
Ý kiến bạn đọc
  • Thủ tướng: 'Giữ lửa và truyền lửa' bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc

    Thủ tướng: 'Giữ lửa và truyền lửa' bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc

    Chiều 19/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4)-những người giữ vai trò "giữ lửa và truyền lửa" bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc.

  • Thành phố Điện Biên Phủ đặt tên đường Phạm Văn Đồng và các anh hùng Điện Biên

    Thành phố Điện Biên Phủ đặt tên đường Phạm Văn Đồng và các anh hùng Điện Biên

    Chiều 17/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án bảo tồn, tôn tạo Khu đề kháng Him Lam thuộc di tích quốc gia đặc biệt Điện Biên Phủ, lễ gắn biển tuyến đường mang tên cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và tuyến đường mang tên anh hùng Nguyễn Ngọc Bảo tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

  • Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ

    Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ

    Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng ta không bao giờ quên các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ "dù bom đạn xương tan, thịt nát/Không sờn lòng, không tiếc tuổi xuân" để góp phần làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", "một dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử, sau 70 năm vẫn luôn là động lực mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh to lớn, niềm tin vững chắc cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta.

Top