Năm 2018 đã đi qua. Đây là năm Việt Nam ta đã ghi những dấu ấn quan trọng trên nhiều lĩnh vực, cả kinh tế, ngoại giao và đổi mới trong điều kiện thế giới chuyển biến phức tạp.
Năm 2018 đã đi qua. Đây là năm Việt Nam ta đã ghi những dấu ấn quan trọng trên nhiều lĩnh vực, cả kinh tế, ngoại giao và đổi mới trong điều kiện thế giới chuyển biến phức tạp.
Năm 2018, tăng trưởng GDP đạt 7,08%.
1. Tăng trưởng GDP vượt mục tiêu đề ra, đạt 7,08%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 và là năm thứ 2 liên tiếp đạt và vượt cả 12/12 chỉ tiêu Quốc hội giao. Trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động khó lường cùng tác động mạnh bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và thiên tai nặng nề mà đạt mức tăng trưởng ấn tượng như vậy, chứng tỏ năng lực điều hành của Chính phủ, các bộ ngành có bước tiến mới, vừa sáng tạo và sát thực tế, vừa kiên quyết và chi tiết đến từng việc, vừa linh hoạt và đồng bộ.
2. Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan; Ủy ban châu Âu (EC) thống nhất thông qua việc trình lên Hội đồng châu Âu chấp thuận để ký chính thức EVFTA (Hiệp định thương mại Việt Nam – Liên minh châu Âu) dự kiến cuối năm 2018 và trình Nghị viện châu Âu phê chuẩn đầu 2019; cùng việc chúng ta tổ chức thành công Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN), và việc Việt Nam trúng cử với số phiếu rất cao vào Uỷ ban Luật pháp Thương mại quốc tế của Liên Hợp quốc… đã đưa vị thế Việt Nam lên tầm cao mới và mở ra nhiều cơ hội cho đất nước những năm tới đây.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021.
3. Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV bầu giữ chức Chủ tịch nước với số phiếu gần như tuyệt đối (476/477) đã chứng tỏ uy tín rất cao của đồng chí Tổng Bí thư.
4. Các nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ, tinh gọn bộ máy, nhất là Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và lãnh đạo chủ chốt các cấp cùng việc kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng không có vùng cấm, không có ngoại lệ của Đảng đã từng bước lấy lại niềm tin của Nhân dân.
Hội nghị Trung ương lần thứ 9 đã lấy phiếu tín nhiệm của các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
5. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XII ban hành Nghị quyết về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu đưa nước ta thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn đã mở ra cơ hội cho các ngành kinh tế biển và các tỉnh, thành phó ven biển có sự bứt phá.
6. Việc Ban chấp hành Trung ương lấy phiếu tín nhiệm của các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và trước đó, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ Quốc hội bầu và phê chuẩn đã đáp ứng được nguyện vọng của đảng viên, nhân dân. Đây cũng là dịp để các đồng chí tự nhìn nhận lại mình nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ sđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
Du khách nước ngoài trải nghiệm trong vườn dừa ở Bến Tre.
7. Hai ngành Du lịch và Nông nghiệp - Nông thôn bắt tay hợp tác. Việc hợp tác này vừa giúp người dân ở nông thôn thay đổi nhận thức mọi mặt, giúp cho chương trình xây dựng nông thôn mới chuyển sang giai đoạn mới với chất lượng cao hơn, vừa giúp ngành du lịch thêm tour đặc sắc, níu chân du khách lâu hơn, văn hóa Việt Nam được giới thiệu quảng bá tốt hơn.
8. Bóng đá Việt Nam có một năm thăng hoa. Với những kỳ tích vang dội trên đấu trường khu vực: Vô địch Giải bóng đá Đông Nam Á (AFF Suzuki Cup); Á quân Giải Vô địch bóng đá U23 châu Á; lần đầu tiên vào đến vòng bán kết Đại hội thể thao châu Á (ASIAD), các tuyển thủ bóng đá quốc gia Việt Nam đã khơi dậy niềm tự hào và tinh thần đoàn kết dân tộc.
9. Khép lại nhiều đại án, nhiều cán bộ cao cấp sai phạm bị xử lý nghiêm khắc là lời cảnh tỉnh cho nhưng người chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân.
10. Gian lận điểm thi quy mô chưa từng có và nhiều yếu kém về mặt đạo đức nhà giáo được phát hiện. Nhân dân hy vọng các cơ quan chức năng không chỉ vào cuộc xử lý nghiêm sai phạm mà việc cần hơn là sớm khắc phục những lỗ hổng trong lựa chọn, giám sát, đạo tạo người thày của xã hội- thày cô giáo.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Thời gian, trí tuệ, quyết định kịp thời, đúng lúc là yếu tố quyết định thành công. Vừa qua Tổng Bí thư nêu lãng phí thời gian, mà thời gian là tiền bạc, sao cứ để loay hoay mãi. Phân cấp mạnh ra, quy định trong luật cho rõ cái gì được làm và không được làm để người ta sáng tạo”
Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.