Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 31 tháng 7 năm 2016 | 12:51

Những đổi thay ở Hồng Thái

Trao đổi về vấn đề làm sao để nâng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp - ngành nghề, Chủ tịch UBND xã Hồng Thái (Kiến Xương - Thái Bình) Nguyễn Thế Hoan nhấn mạnh: “Khác với các địa phương khác, chúng tôi cố gắng lồng ghép nguồn vốn vào việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân”.

 Đền Đồng Xâm.

Hồng Thái là xã có truyền thống cách mạng, có nhiều đóng góp trong 2 cuộc kháng chiến và công cuộc bảo vệ Tổ quốc, 186 đồng chí được suy tôn liệt sỹ, 21 bà mẹ được trao tặng, truy tặng mẹ Việt Nam Anh hùng, 87 đồng chí thương - bệnh binh, hàng trăm đồng chí được trao tặng Huân chương các loại.

Trong phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp sản xuất kinh doanh khá hiệu quả. Hồng Thái có làng nghề chạm bạc Đồng Xâm nổi tiếng, toàn xã có khoảng 150 hộ với 2.500 lao động làm nghề này. Hàng năm doanh thu từ làng nghề chạm bạc Đồng Xâm chiếm trên 50% tổng thu nhập toàn xã, mỗi lao động tại đây có thu nhập bình quân từ 3-5 triệu đồng/tháng, tùy vào tay nghề. Nhờ đó, đời sống của nhân dân được nâng lên, góp phần giảm nhanh hộ nghèo.

Lãnh đạo xã xác định rõ: XDNTM là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài, có nhiều khó khăn nhất định, phải được thực hiện trên cơ sở kế thừa và phát triển, có bước đi vững chắc, lộ trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó người dân ở nông thôn là chủ thể trực tiếp. Tập trung huy động mọi nguồn lực của xã hội, trong đó cần phải có sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và sự tham gia của nhân dân để XDNTM. Ý Đảng lòng dân luôn đồng thuận và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Hồng Thái đã có bước phát triển mạnh mẽ, cũng là điều kiện thuận lợi để địa phương triển khai Chương trình XDNTM. Ban đầu, Hồng Thái cũng gặp những khó khăn, thử thách nhất định. Trong khi đó, nguồn vốn từ Chương trình XDNTM giành cho xã còn hạn chế. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, vừa tranh thủ sự giúp đỡ, đầu tư của Nhà nước, vừa huy động tối đa các nguồn lực trong dân, xã đã đầu tư xây dựng được nhiều công trình thiết yếu như  điện, đường, trường, trạm, các công trình xây dựng khác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Trong XDNTM, Hồng Thái đã huy động nội lực trong dân kết hợp lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình dự án và lựa chọn thứ tự tiêu chí để thực hiện, đảm bảo làm tiêu chí nào chắc tiêu chí đó. Căn cứ thực tế địa phương, xã xây dựng kế hoạch cụ thể và đề ra kế hoạch phấn đấu hàng năm. Do được tuyên truyền, vận động và nhận thức đúng mục đích, ý nghĩa của Chương trình XDNTM, nhân dân xã Hồng Thái tích cực tham gia hiến đất, góp công làm đường.

Đến nay, Hồng Thái đã đạt 19/19 tiêu chí và được UBND tỉnh Thái Bình công nhận xã NTM năm 2015. Để nâng cao hơn nữa các tiêu chí về NTM, xã tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, nhận thức cho người dân về chủ trương, ý nghĩa, giá trị của XDNTM. Cố gắng phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân trong XDNTM, tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tối đa các nguồn thu, nguồn lực sẵn có trên địa bàn, huy động đóng góp của dân. Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa phát triển làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, phát huy giá trị văn hóa của Lễ hội đền Đồng Xâm, góp phần đưa kinh tế - xã hội ở Hồng Thái ngày càng phát triển.

Đức Sơn

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top