Ngành nông nghiệp liên tục đón những tin vui đầu năm 2018 khi Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường vừa trực tiếp ấn nút xuất khẩu lô thủy sản đầu tiên trong năm hay xuất khẩu cao su có nhiều triển vọng. Ở thị trường trong nước, giá các loại rau, củ, quả cũng đang ổn định, giúp nông dân có thêm thu nhập, chuẩn bị cho cái Tết thật đủ đầy.
Nhấn nút xuất khẩu hơn 60 tấn thuỷ sản đầu tiên trong năm 2018
Sáng ngày 14.01, tại Cảng Cát Lái - Tân Cảng (TP.Hồ Chí Minh), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã nhấn nút khởi động xuất khẩu lô hàng thủy sản đầu tiên năm 2018. Lô hàng này gồm 20 tấn tôm đông lạnh, 20 tấn cá biển và 22 tấn cá tra phi lê có tổng giá trị gần 600.000 USD, được xuất sang 3 thị trường: Canada, Mỹ và Anh. Đây cũng là những thị trường lớn, truyền thống của ngành thuỷ sản Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn nút xuất lô thủy sản đầu tiên trong năm 2018.
Ông Ngô Văn Ích, Chủ tịch VASEP, cho rằng, sự kiện này như một lời cam kết, đánh dấu sự bắt đầu cho hành trình tiến tới mục tiêu 10 tỷ USD xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào năm 2020. Trong năm 2018, ngành thủy sản đặt mục tiêu đem về 9 tỷ USD.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, năm 2017 được xem là năm thắng lợi lớn của ngành thủy sản khi đã vượt qua được nhiều khó khăn để đạt mức tăng trưởng tích cực. Xuất khẩu thủy sản đã có bước phát triển vượt bậc khi lần đầu tiên vượt qua mốc 8 tỷ USD. Năm 2018 ngành thủy sản Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo nên cột mốc mới về giá trị xuất khẩu. Ngay từ đầu năm, cả ngành nông nghiệp, bà con nông dân cũng như các doanh nghiệp thủy sản đã bắt tay thực hiện mục tiêu này.
Tuy vậy, năm 2018 ngành thủy sản đối mặt với rất nhiều thách thức, cả lĩnh vực nuôi trồng lẫn khu vực khai thác. Cụ thể, thách thức lớn nhất của ngành khai thác, xuất khẩu hải sản hiện nay là phía châu Âu đã phạt thẻ vàng đối với Việt Nam vì vi phạm các quy định về đánh bắt không khai báo, không theo quy định và không được quản lý (IUU). Do đó, việc phải làm hiện nay là tổ chức lại ngành từ ngư nghiệp toàn dân sang một nền ngư nghiệp khai thác, chế biến xuất khẩu bền vững.
“Cửa sáng” cho các doanh nghiệp xuất khẩu cao su
Kết thúc năm 2017 ngành cao su Việt Nam đã đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước trên 2 tỷ USD, đạt 1,3 triệu tấn, tăng 10,16% về lượng và 34,68% về kim ngạch so với 2016. Giá xuất bình quân đạt 1629,09 USD/tấn, tăng 22,26%. Cao su Việt Nam xuất khẩu tới 28 quốc gia trên thế giới, trong đó xuất sang các nước EU chiếm 7,4% và các nước Đông Nam Á chiếm 6,7%. Trung Quốc thị trường chủ lực chiếm 65% tỷ trọng đạt 896,2 nghìn tấn 1,4 tỷ USD, tăng 20,71% về lượng và 45,61% về kim ngạch so với 2016. Giá xuất bình quân tăng 20,62%, đạt 1612,80 USD/tấn.
Mặc dù các thị trường cao su kết thúc năm 2017 trong nốt trầm, nhưng giá sẽ được cải thiện trong thời gian tới bởi những yếu tố cung cầu, chính sách, tỷ giá tiền tệ và giá dầu trên thế giới. Theo dự báo của các chuyên gia, giá cao su TSR20 (SICOM) sẽ đạt mức 2.450 USD/tấn trong quý 1/2018.
Trung Quốc – nước tiêu thụ cao su tự nhiên lớn trên thế giới, cũng tăng nhập khẩu cao su tự nhiên từ các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam để đáp ứng nhu cầu nội địa. Theo Trung tâm Thông tin Hải quan Trung Quốc thì trong 10 tháng năm 2017, Trung Quốc đã nhập khẩu 15,45 tỷ USD mặt hàng cao su, tăng 45,7% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó Việt Nam đứng thứ 4 về cung cấp cao su cho Trung Quốc.
Thị trường cao su châu Á trong nửa đầu tháng 1/2018 đã có những tín hiệu khởi sắc, giá cao su kỳ hạn giao tháng 6 tại TOCOM đã có lúc tăng lên 210,5 Yên (tương đương 1, 9 USD/kg) – mức cao nhất kể từ ngày 28/12/2017.
Diện tích trồng cao su tại Việt Nam (một trong những quốc gia xuất khẩu cao su lớn trên thế giới) ngày càng mở rộng. Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), khu vực miền núi phía Bắc tổng diện tích cao su đã trồng từ năm 2007 đến nay đạt hơn 28.166 ha, trong đó Tây Bắc 22,914 ha, Đông Bắc 5.251 ha. Đến tháng 9/2017, đã có 3 công ty đưa hơn 2.808 ha vào cạo mủ, diện tích khai thác chế biến 23.833 ha. Các giống cao su được trồng phổ biến là: GT 1, RRIC 121, RRIM 600, PB 260, IAN 873… Dự kiến tổng sản lượng khai thác khu vực miền núi phía Bắc tăng nhanh từ năm 2018 – 2022, sau đó ổn định đến năm 2035 với tổng sản lượng đạt đỉnh khoảng 33.500 – 37.500 tấn/năm.
Giá các loại rau, củ, quả đang ở mức ổn định.
Gia đình chị Thanh tại xã Song Phương – Hoài Đức hiện trồng 4 sào cà chua đang trong thời gian thu hoạch, thời gian này mặt hàng cà chua được tiêu thụ tốt giá bán buôn cho thương lái cũng được giá cao.
Chia sẻ kinh nghiệm trồng cà chua, chị Thanh cho biết, từ khi xuống giống đến khi cà chua cho thu hoạch, chị đều áp dụng biện pháp sử dụng phân bón chính xác và hiệu quả bởi nếu dùng sai loại, liều lượng thì cây cà chua có khả năng phát triển nhiều lá hơn là quả. Bên cạnh đó, quá trình chăm sóc cần tỉa lá và bấm ngọn để cây đủ sức nuôi quả, tránh bị rụng. Ngoài ra, thời điểm cà chua trổ hoa, mỗi tuần 1 - 2 lần lắc nhẹ giàn khoảng 5 giây/lần để thúc đẩy sự thụ phấn. Thao tác này tuy đơn giản nhưng lại giúp tăng sản lượng quả so với cây tự thụ phấn.
Với kỹ thuật trồng, chăm sóc hợp lý, cộng thêm điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu khu vực này khá hợp với cây cà chua nên năng suất cà chua gia đình chị thường đạt 5 tạ/sào/năm. Năm nay giá cà chua tương đối ổn định, dao động từ 10.000 - 12.000 đồng/kg, cao hơn năm ngoái từ 4.000-5.000 đồng/kg nên gia đình rất phấn khởi. Theo tính toán của chị Thanh, với giá hiện nay mỗi năm, một sào cà chua cho thu nhập khoảng 50-60 triệu đồng.
Tại các chợ dân sinh trong nội thành Hà Nội như: chợ Thành Công, chợ Cầu Giấy, chợ Mai Dịch, Chợ Nhổn… thời điểm này giá các mặt hàng rau củ quả giá vẫn đang ở mức cao. Cụ thể cà chua bán lẻ dao động từ 17.000 – 20.000 đồng/kg, nhiều loại rau khác có giá từ 10.000 – 12.000 đồng/kg.
Khánh Nguyên (tổng hợp)
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Thời gian, trí tuệ, quyết định kịp thời, đúng lúc là yếu tố quyết định thành công. Vừa qua Tổng Bí thư nêu lãng phí thời gian, mà thời gian là tiền bạc, sao cứ để loay hoay mãi. Phân cấp mạnh ra, quy định trong luật cho rõ cái gì được làm và không được làm để người ta sáng tạo”
Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.