Hiện nay, thời tiết thất thường, độ ẩm cao… khiến sức đề kháng của vật nuôi suy giảm, dẫn tới nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh cúm gia cầm. Điều cần thiết lúc này là các hộ chăn nuôi không được lơ là trong phòng, chống dịch bệnh và dịch cúm gia cầm.
Hà Nội: Không lơ là trong phòng, chống dịch cúm gia cầm
Thời điểm này, tại nhiều địa phương, các hộ gia đình đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Song, nhận định về nguy cơ của dịch bệnh cúm gia cầm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Đình Đảng cho biết, hiện nay, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 4 ổ dịch bệnh cúm gia cầm A/H5N6 ở huyện Chương Mỹ với tổng số gia cầm tiêu hủy của 7 hộ chăn nuôi là 11.706 con. Dịch bệnh có nguy cơ bùng phát rất cao bởi thời tiết vẫn mưa phùn, lạnh, ẩm ướt... khiến sức đề kháng vật nuôi giảm, mầm bệnh có điều kiện phát sinh. Mặt khác, Hà Nội có tổng đàn gia cầm lớn (37,5 triệu con), thời gian nuôi gia cầm thương phẩm ngắn, dao động 50-60 ngày/lứa xuất bán. Như vậy, tần suất trung bình mỗi năm, người dân nuôi 4-5 lứa cũng là nguyên nhân khiến nguy cơ dễ xảy ra dịch bệnh…
“Chưa kể, Hà Nội có nhiều tuyến đường quốc lộ chạy qua, lại là địa bàn trung chuyển, tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm lớn từ các tỉnh đổ về… nên việc kiểm soát dịch bệnh gặp không ít khó khăn. Trong khi đó, chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố chiếm tỷ lệ cao (khoảng 60%); nhận thức của một bộ phận người dân về chăn nuôi an toàn và chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia cầm hạn chế...”, ông Nguyễn Đình Đảng nhấn mạnh.
Trước thực trạng trên, nhiều địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, chủ động các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm. Theo Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Phú Xuyên Phùng Văn Tảo, huyện yêu cầu các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, chỉ đạo thú y cơ sở giám sát chặt chẽ tình hình chăn nuôi; phát hiện sớm, báo cáo và tham mưu xử lý kịp thời khi có ổ dịch cúm gia cầm xảy ra, không để lây lan diện rộng; phát hiện và xử lý quyết liệt tình trạng vứt xác gia cầm xuống các kênh mương, gây ô nhiễm môi trường…
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm nói riêng, dịch bệnh động vật nói chung, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng cho rằng, các địa phương cần bố trí lực lượng phối hợp với cán bộ thú y tăng cường quản lý, kiểm tra hoạt động giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia cầm; kiên quyết ngăn chặn việc đưa gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm bệnh... vào giết mổ. Các xã có dịch cần lập chốt kiểm dịch, tránh tình trạng vận chuyển gia cầm đi nơi khác tiêu thụ; làm tốt công tác tuyên truyền để người chăn nuôi chủ động phòng dịch, đồng thời hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng tốt biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, không để dịch bệnh xảy ra.
Nhân rộng mô hình liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp
Thúc đẩy liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp là một giải pháp quan trọng để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Do đó, thời gian qua, ngành nông nghiệp, các địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh đã tích cực thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực.
Là doanh nghiệp chuyên nghiên cứu, chọn tạo phát triển giống lúa mới, chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh lúa gạo, Công ty CP Thương mại Sao Khuê, xã Đông Hoàng (Đông Sơn) đã thực hiện phát triển vùng nguyên liệu theo hướng tập trung, quy mô cánh đồng mẫu lớn, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, liên kết với người nông dân của nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích hơn 500 ha để sản xuất những giống lúa thương phẩm chất lượng cao được thị trường ưa chuộng, như: Lúa nếp cái hoa vàng Quý Hương, gạo tẻ Bắc Hương...
Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, từ khâu sản xuất đến tiêu thụ bảo đảm an toàn thực phẩm, chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo của công ty được công nhận là một trong 5 chuỗi giá trị nông sản an toàn cấp tỉnh. Anh Đỗ Thế Anh, đại diện công ty, cho biết: Ngoài việc liên kết tạo vùng nguyên liệu, công ty còn xây dựng 200 cửa hàng bán lẻ trên địa bàn tỉnh để tiêu thụ, đưa những sản phẩm gạo chất lượng cao đến với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cuối năm 2019, công ty đã đầu tư, xây dựng nhà máy chế biến lúa gạo có tổng mức đầu tư hơn 50 tỷ đồng, với quy mô công suất 30.000 tấn gạo thành phẩm/năm để đáp ứng nhu cầu thu mua, sấy khô và xay xát, chế biến lúa gạo của nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 2-2020, lũy kế toàn tỉnh đã xây dựng được 5 chuỗi giá trị nông sản an toàn cấp tỉnh và hơn 500 chuỗi giá trị nông sản an toàn cấp xã, huyện. Các mô hình chuỗi liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hình thành dựa trên cơ sở của những cánh đồng mẫu lớn, tích tụ ruộng đất, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ... Thông qua các chuỗi liên kết không chỉ nâng cao giá trị sản xuất cho ngành nông nghiệp mà còn từng bước hình thành tư duy sản xuất hiện đại cho người dân.
Sau 5 năm triển khai thực hiện, tỉnh đã có nhiều mô hình liên kết chuỗi giá trị trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao, như: Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Hạ Tầng Xanh liên kết với Công ty TNHH MTV Tư vấn và Đào tạo quốc tế ITC thực hiện chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm trứng gà tươi; Công ty CP VIFOSA liên kết với hộ chăn nuôi tại xã Vĩnh Minh (Vĩnh Lộc) thực hiện chuỗi sản xuất, chế biến và cung ứng khép kín sản phẩm thịt lợn, xúc xích lợn, giò nạc; chuỗi trang trại chăn nuôi và chế biến thực phẩm của Công ty NEWHOPE SINGAPORE tại huyện Thạch Thành...
Không chỉ dừng lại ở những mô hình, dự án liên kết chuỗi giá trị có tổng mức đầu tư, quy mô tác động lớn mà tại các địa phương trên địa bàn tỉnh đều hình thành và có những mô hình liên kết chuỗi giá trị hiệu quả kinh tế do người dân, HTX nông nghiệp làm chủ, như: HTX dịch vụ nông nghiệp Nga Yên (Nga Sơn) xây dựng liên kết sản xuất rau an toàn theo chuỗi giá trị; HTX nông sản hữu cơ Trúc Phượng (Như Thanh) với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nấm hữu cơ; HTX dịch vụ và nuôi trồng thủy sản Quảng Chính (Quảng Xương) ứng dụng công nghệ trong chế biến và bảo quản tốt sản phẩm thủy sản an toàn và tiêu thụ sản phẩm cho xã viên...
Tuy nhiên, các mô hình liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh chưa đa dạng về sản phẩm (chủ yếu là sản phẩm trồng trọt)... Để nhân rộng, hình thành những mô hình liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp bền vững, các địa phương cần vận dụng linh hoạt các cơ chế hỗ trợ, khuyến khích của tỉnh; đồng thời, cập nhật kiến thức, kỹ năng để đổi mới, nâng cấp chuỗi đã được thành lập.
Hưng Yên: Tập trung chăm sóc và phòng, trừ sâu bệnh cho cây trồng
Theo báo cáo của các địa phương, hiện nay lúa xuân cấy sớm đang ở giai đoạn đẻ nhánh; nhãn, vải, cây có múi đang nở hoa, đậu quả non. Để bảo đảm cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế tác hại của sâu bệnh, mới đây, Sở Nông nghiệp và PTNT có văn bản đề nghị các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị trực thuộc sở hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương và nông dân thực hiện tốt một số nội dung sau:
Đối với lúa gieo thẳng, khi lúa được 3 lá thật, tiến hành dặm, tỉa bảo đảm mật độ, duy trì mức nước láng mặt ruộng; tiến hành bón thúc ngay để cung cấp dinh dưỡng cho lúa đẻ nhánh. Đối với lúa cấy, những diện tích đang đẻ nhánh, đã bón thúc đợt 1, phải bón thúc đợt 2 đúng thời điểm; diện tích đã bén rễ, hồi xanh chưa bón thúc, phải bón ngay để lúa đẻ nhánh; dặm bổ sung những khóm lúa bị chết, bị chuột hại.
Những diện tích lúa mới cấy, khi lúa bén rễ hồi xanh phải bón thúc, tỉa dặm cho ổn định mật độ. Tăng cường chỉ đạo, khuyến cáo nông dân sử dụng những loại phân NPK tổng hợp, phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh; bón theo quy trình kỹ thuật của từng loại phân và nhu cầu của từng giống lúa. Điều hành nước theo quy trình “nông - cạn – sâu”.
Tiếp tục thực hiện chiến dịch diệt chuột bằng mọi biện pháp, đồng thời sử dụng lượng thuốc Antimice 3DP còn lại để làm bả cho đợt 2. Chủ động kiểm tra và phòng, trừ bệnh đạo ôn lá, nghẹt rễ do ngộ độc hữu cơ…
Tập trung chăm sóc, phòng, trừ sâu bệnh gây hại rau màu vụ xuân; thu hoạch diện tích đã đến kỳ thu hoạch để bảo đảm năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch.
Đối với nhãn, vải, cây có múi, không bón phân bón đa lượng (N, P, K) cho đến khi cây kết thúc quá trình đậu quả. Khi kết thúc đậu quả, tiến hành chăm sóc theo quy trình kỹ thuật của từng loại cây. Nếu thời tiết âm u, mưa phùn, độ ẩm không khí cao, cần chú ý theo dõi chặt chẽ sự phát sinh, phát triển của bệnh sương mai đối với cây nhãn, vải và sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, nhện đỏ… gây hại cây có múi.
Hà Nam: Bình Lục có 5 sản phẩm được đánh giá xếp hạng OCOP
Đến nay, Ban chỉ đạo thực hiện OCOP của tỉnh đã thẩm định, đánh giá xếp hạng 5 sản phẩm trên địa bàn huyện Bình Lục, gồm: Bánh đa phở Yến Nhi, xã Đồn Xá; bánh đa vừng xã An Đổ; kẹo lạc Văn Lâm, xã Tiêu Động; cơ sở rượu Vọc Đức Toàn, rượu Vọc, rượu nếp cái Hoa vàng của HTX rượu Vọc, xã Vũ Bản.
Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2030, huyện Bình Lục đã chỉ đạo các xã, thị trấn trên địa bàn tập trung khảo sát, phân loại, tạo điều kiện cho các làng nghề mở rộng và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Đến nay, Ban chỉ đạo thực hiện OCOP của tỉnh đã thẩm định, đánh giá xếp hạng 5 sản phẩm trên địa bàn huyện Bình Lục, gồm: Bánh đa phở Yến Nhi, xã Đồn Xá; bánh đa vừng xã An Đổ; kẹo lạc Văn Lâm, xã Tiêu Động; cơ sở rượu Vọc Đức Toàn, rượu Vọc, rượu nếp cái Hoa vàng của HTX rượu Vọc, xã Vũ Bản.
Hầu hết các sản phẩm trên được tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm. Các làng nghề đã và đang góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho nhiều lao động với mức thu nhập ổn định.
Thời gian tới, huyện Bình Lục tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn khuyến khích các hộ dân đưa nghề mới về làng, phát triển các làng nghề truyền thống, chú trọng nâng cao chất lượng các sản phẩm nhằm nhân rộng Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2030./.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.