Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019 | 21:10

Bắc Ninh: Bàn giải pháp chăn nuôi lợn an toàn vùng ĐBSH

Nhằm giúp bà con vùng ĐHSH, giữ an toàn đàn lợn trước dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành, nhất là dịp Tết Nguyên đán 2020, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã có cuộc họp bàn tìm biện pháp tháo gỡ.

Ngày 29/11, Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp,  gồm 5 tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng: Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, đã có cuộc họp bàn, tìm giải pháp chăn nuôi lợn an toàn, bền vững cho toàn vùng, nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán 2020.

Xoay quanh diễn đàn có tới 65 câu hỏi của các hộ chăn nuôi về giải pháp an toàn sinh học (ATSH) cho đàn lợn, nhất là những vấn đề liên quan đến dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).

 

 img_9711.JPG

                 Ban cố vấn Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh                                                                                          

Đó là, biện pháp phòng chống, dùng các chế phẩm sinh học, thức ăn có men vi sinh, đệm lót sinh học, quy hoạch đàn lợn, chính sách phòng chống DTLCP có hiệu quả tại các địa phương.

Theo đó, cách phòng chống DTLCP vẫn được bà con quan tâm nhiều nhất. Câu trả lời của các chuyên gia cũng rất thoả đáng, đó phải xử lý môi trường, tiêm phòng 1 số bệnh lợn hay mắc phải, ví như: dịch tả lợn cổ điển, lở mồm long móng, tai xanh. Đặc biệt, nếu thực hiện chăn nuôi lợn ATSH sẽ không mắc bệnh DTLCP.

Ngoài ra, vấn đề tăng sức đề kháng cho đàn lợn, thức ăn sinh học, thảo dược, nước uống cho lợn, được bà con đặc biệt quan tâm, mua ở hãng nào, hiệu quả ra sao? Các câu hỏi trên đều được trả lời thoả đáng. 

Đặc biệt, việc tái đàn; đưa lợn đi tiêu huỷ, có người tiếc của, giữ lại 1 ít để nuôi, thấy đàn lợn vẫn phát triển khoẻ mạnh, bình thường. Hoặc, có hộ lợn bị dịch chết cả đàn, sau đó, tái đàn ngay và vẫn nuôi bình thường.

Tất cả các câu hỏi trên, đều được trả lời thảo đáng, đó là: Trong đàn không phải con nào cũng có sức đề kháng như nhau, có con nặng, con nhẹ, có con không bị. Cũng có thể do những con này sức kháng bệnh cao, hoặc được nuôi ở nhiều ô chuồng khác nhau; có ô bị nhiễm bệnh, có ô không, nên số lợn bà con giữ lại vẫn khoẻ mạnh.

Tiêu huỷ xong, tái đàn ngay: đó là, có thể sau khi tiêu huỷ, bà con đã rút được kinh nghiệm, được tuyên truyền, tập huấn về ATSH, vệ sinh tốt hơn.

Hoặc, nhập đàn lợn mới về, đàn này không bị nhiễm bệnh, nên vẫn sống bình thường. Lời khuyến cáo cho bà con là chấp nhận sống chung với DTLCP; không nên tái đàn ồ ạt và bằng mọi giá.

Vấn đề chính sách, có 9 câu hỏi, xoay quanh việc hỗ giá giống để tái đàn; tiêu huỷ lợn chết. Chính sách về cộng tác viên thôn bản bị cắt giảm năm 2018, khiến địa phương gặp nhiều khó khăn, cũng được giải đáp. Sẽ đề xuất đưa cán bộ thú y thôn vào để hỗ trợ khử độc và tiêm phòng… Tất cả các câu hỏi đều được các chuyên gia trả lời thảo đáng.

Đặc biệt, qua hội nghị một số bà con được Công ty Cổ phần FUKOKU Hà Long, có địa chỉ tại: hồ Vĩnh Hoàng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai (Hà Nội), đơn vị nuôi lợn theo công nghệ sinh học Nhật Bản, giới thiệu nguồn thức ăn gồm: ngô hạt khô đậu tương, cám gạo, bột cá, cám mạch, bột đá, menvi sinh, nước, có thể kháng bệnh DTLCP.

Chi phí sản xuất trên dưới 7.000.000 đồng/tấn; cám mạch có thể thay bằng khoai sắn, rau củ quả. Tất cả các nguyên liệu trên được trộn đều, ủ kín từ 7 – 10 ngày, có thể cho ăn được (thời hạn bảo quản trên 1 năm). 

Giám đốc Công ty Cổ phần FUKOKU, ông Nguyễn Quang Hiệu, cho biết: “Dịch tả lợn châu Phi, đi theo đường ruột, thức ăn cũng có thể giệt được vi khuẩn có hại. Hiện, thức ăn của Công ty kháng được nhiều bệnh, trong đó có cả DTLCP.

Ngoài ra, ông Hiệu cũng cho biết, nhờ thức ăn có men vi sinh trên, đàn lợn của trang trại luôn khoẻ mạnh, chăn nuôi bình thường, như không có dịch xảy ra. Nhất là, không phải dùng bất kỳ loại thuốc gì, ngoại trừ việc tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh.

Theo đó, nuôi lợn theo công nghệ sinh học Nhật Bản, giảm tối đa mùi hôi chất thải của lợn giảm ra môi trường. Áp dụng cho mọi loại hình chuồng trại, cả chuồng kín và hở.

Cũng theo ông Hiệu thì, các hộ nuôi theo công nghệ Nhật Bản, chưa có hộ nào có lợn bị mắc bệnh. Hiện, sản phẩm thịt lợn của Công ty FUKOKU, được bán ở 145 Hoàng Hoa Thám, và được người tiêu dùng đón nhận.

Qua sự giới thiệu của Công ty, bà con nhận thấy đây là công nghệ hay, tuy nhiên, có lẽ do đơn vị mới đi vào hoạt động được 2 năm, nên người chăn nuôi chưa có điều kiện tiếp cận, hiểu biết nhiều về nguồn thức ăn kháng bệnh của Công ty. Vì vậy, bà con đang hẹn gặp ông vào dịp khác. 

Kết thúc buổi làm việc, Phó Cục trưởng, Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT, ông Nguyễn Văn Trọng, cho biết: “Bộ đã có chỉ đạo về công tác  an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn, vật nuôi chiếm tới 70% trong ngành chăn nuôi. Tính đến giữa tháng 11, đã đạt 5,88 triệu con; hiện, nhiều đàn lợn đang giảm, chắc chắn sẽ thiếu lượng thịt, ước khoảng 200.000 tấn.

Tuy nhiên, mặc dù thiếu hụt nguồn cung trong nước, song, có ngày vẫn xuất đi Trung Quốc 50 xe tải, đây là việc làm, tạo điều kiện cho thương lái tăng giá.

Hiện, Bộ đang chỉ đạo ngăn cản xuất khẩu qua đường tiểu ngạch; không hạn chế tái đàn  đối với cơ sở đảm bảo ATSH để chủ động nguồn cung.

Đồng thời, Bộ cũng đang phê duyệt đề án thiêu đốt lợn dịch, để làm phân bón, công suất 1.000 oC/tấn/h; hoặc làm thức ăn cho các vật nuôi khác.

Đặc biệt, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng đang nghiên cứu để sớm có vắc - xin phòng bệnh DTLCP. Hiện, trên thế giới cũng chưa có, châu Âu, Mỹ, Trung Quốc cũng đang nỗ lực, dự kiến, 8 năm nữa sẽ có vắc - xin”.

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
Top