Mới đây, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Bạc Liêu đã có quyết định kỷ luật 23 cán bộ liên quan đến chương trình xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, khi trò chuyện cùng chúng tôi, một số cán bộ cho biết, cảm thấy day dứt vì đôi lúc quá tâm huyết, quá nhiệt tình nhằm mục đích đạt được kế hoạch đề ra nên đã có một số sai lầm đáng tiếc.
Diện mạo xã Vĩnh Thanh (huyện Phước Long) hôm nay.
Khó khăn chồng chất
Câu chuyện ồn ào xung quanh việc “vỡ nợ” hàng trăm tỉ đồng vì nông thôn mới đang được xem là đề tài nóng tại tỉnh Bạc Liêu nói riêng và cả nước nói chung. Bởi, vụ 23 cán bộ huyện Phước Long bị kỷ luật mới đây đã khiến người dân hoài nghi về tính minh bạch trong Ban chỉ đạo dự án xây dựng nông thôn mới.
Năm 2013, nợ đọng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới của huyện Phước Long là 124,836 tỉ đồng; năm 2014 là 211,219 tỉ đồng; đến tháng 8-2015 tăng thành 350,802 tỉ đồng và đến ngày 31-12-2015, nợ đọng lên đến 397,410 tỉ đồng.
Với vai trò người đứng đầu cấp ủy, ông Trần Hoàng Duyên, nguyên Bí thư huyện ủy Phước Long, phải chịu trách nhiệm về việc này. Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, ông Trần Hoàng Duyên cho biết, vì quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới, Ban chỉ đạo Huyện ủy không lường hết được những khó khăn, nhất là về nguồn vốn.
Do Phước Long là địa bàn vùng sâu, sông ngòi chằng chịt, yêu cầu đầu tư lớn nên có thời điểm, vì nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới cạn kiệt nên Ban chỉ đạo huyện Phước Long bàn tính định dừng triển khai thực hiện. Sau đó, huyện xin ý kiến chỉ đạo của một số anh em trong Ban Thường vụ Huyện ủy và đều đồng nhất chủ trương sẽ tiếp tục xây dựng nông thôn mới. Bởi thời điểm năm 2014, huyện Phước Long đã đi được 2/3 chặng đường xây dựng toàn bộ nông thôn mới trên địa bàn.
Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, qua kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, một số địa phương nợ xây dựng cơ bản là 16.736 tỉ đồng, trong đó các xã đạt chuẩn nông thôn mới nợ 4.448 tỉ đồng. |
Vấn đề mấu chốt nhất là tài chính từ ngân sách rót về huyện hạn chế, trong khi muốn xây dựng phải mua vật liệu xây dựng, vì thế Thường trực huyện ủy Phước Long họp bàn và thống nhất vay ngân hàng đóng trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, phía ngân hàng không đồng ý cho huyện vay mà đưa ra ý kiến, chỉ chấp nhận cho vay đối với cá nhân đứng tên chủ sở hữu tài sản.
Một lần nữa, vì quá nôn nóng để đạt được chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới, Ban Thường trực Huyện ủy đã đồng ý vận động một số cán bộ, công viên chức trong huyện dùng tài sản cá nhân đứng ra vay ngân hàng giúp. Đơn cử như ông Trần Hoàng Duyên, qua 8 lần dùng tài sản cá nhân thế chấp vay rồi trả liên tục trong nhiều năm là hơn 13 tỉ đồng. “Nhiều người nghĩ, con số hơn 13 tỉ đồng là tài sản cá nhân của tôi. Nhưng thực tế, mỗi lần vay, sau đó tôi trả lại cho ngân hàng. Tổng số tiền cộng nhiều lần lại mới thành con số hơn 13 tỉ nói trên”, ông Duyên nói.
Hay như trường hợp ông Lâm Thành Sáo, Phó bí thư, Chủ tịch HĐND huyện Phước Long, hai lần thế chấp bằng tài sản nhà đất vay tổng vốn 3,8 tỉ đồng. Ông Sáo và ông Duyên cho hay: “Việc lấy lãi là ngân hàng thu, các cá nhân đứng ra vay hoàn toàn không tư lợi bất cứ đồng tiền nào từ lãi suất”. Ngoài ra còn một số đồng chí khác trong Ban Thường vụ Huyện ủy cũng dùng tài sản cá nhân thế chấp vay ngân hàng để giải quyết khó khăn tài chính trong xây dựng nông thôn mới.
Bài học kinh nghiệm sâu sắc
Ông Duyên bảo, từ lúc nhận được thông tin Phước Long được Ban chỉ đạo chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới trong cả nước, người dân huyện nhà rất vui mừng, phấn khởi. Vì bao năm qua, dù loay hoay với mọi giải pháp phát triển nhưng kinh tế- xã hội trên địa bàn chưa có bước phát triển xứng tầm.
“Trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, có những hôm, tôi mất ăn mất ngủ vì tìm hướng để thúc đẩy kế hoạch sớm đi vào thực tiễn. Kế hoạch dự toán ngoài ngân sách phát sinh nhiều, do đó, để cố đạt được đúng kế hoạch, anh em Ban Thường vụ huyện bàn tính lấy tài sản cá nhân ra thế chấp, vay vốn xây dựng tiếp. Giờ mọi chuyện vỡ lở như thế này, nhiều người ngoài cuộc không hiểu, cho rằng chúng tôi lợi dụng chức vụ này khác để tư lợi. Nếu mọi người ở trong cuộc sẽ rõ, mọi dự án triển khai đều rất minh bạch, rõ ràng. Ngay chuyện đem tài sản cá nhân ra thế chấp, chúng tôi cũng đã chấp nhận “mạo hiểm” với chính mình. Lúc này, tôi rất mong mọi người hãy một lần về Phước Long, đi trên những con đường bê-tông, nhìn những ngôi nhà thơm mùi sơn mới, đến gõ cửa từng nhà dân hỏi xem từ lúc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đến nay, đời sống họ đã thay đổi như thế nào”, ông Duyên chia sẻ.
Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và công tác cải cách hành chính có bước chuyển biến tích cực Tỉnh ủy; sản xuất không ngừng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao; chính sách xã hội thực hiện tốt, an ninh xã hội đảm bảo, thu nhập của người dân tăng cao, diện mạo xóm, ấp nông thôn thực sự đổi mới, hơn hẳn các địa phương khác trong khu vực, đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ nét so với thời điểm trước khi bước vào xây dựng huyện nông thôn mới.
Bà Lê Thị Ái Nam, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bạc Liêu, nói: “Trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới, lãnh huyện Phước Long có một số thành tích đáng ghi nhận, được Ban chỉ đạo nông thôn mới Trung ương đánh giá cao vì đời sống của người dân được cải thiện; diện mạo về toàn bộ cơ sở hạ tầng thay đổi hoàn toàn. Bên cạnh đó, trong quá trình chỉ đạo thực hiện, lãnh đạo Huyện ủy Phước Long đã chỉ đạo nôn nóng, vội vã dẫn đến một số sai phạm. Thường vụ Tỉnh ủy kiên quyết xử lý, không bao che, dung túng cho sai phạm. Đến thời điểm này, 23 cán bộ huyện Phước Long đã bị xử lý từ hình thức kiểm điểm, cảnh cáo. Đây cũng là bài học kinh nghiệm sâu sắc của tỉnh Bạc Liêu trong chỉ đạo điều hành trong thời gian tới”.
Ông Phan Thành Đông, Chủ tịch UBND huyện Phước Long, khẳng định: “Chúng tôi đã báo cáo tình hình ngân sách, nợ đọng hằng năm cho lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu về xây dựng nông thôn mới và UBND tỉnh cũng đã rót ngân sách ứng trước để giải quyết nợ đọng mang tính bức xúc, trước mắt. Kết quả phúc tra của Trung ương và của tỉnh Bạc Liêu ghi nhận Phước Long đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới nhưng chưa được công nhận huyện NTM vì nợ nần”. Theo ông Trần Anh Khiêm, Chánh văn phòng UBND huyện Phước Long, từ đầu năm đến nay, huyện Phước Long trả nợ được gần 30 tỷ đồng. Trong khi ngân sách còn quá khó khăn, huyện Phước Long chỉ đầu tư khoảng 20 tỷ đồng xây dựng các công trình bức xúc, dở dang. Ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, cho hay: “Ngân sách tỉnh Bạc Liêu đã ứng trước để giải quyết khó khăn cho Phước Long. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ bàn bạc cách tăng nguồn ngân sách cho huyện trả nợ vì nợ đọng không nhỏ. Đồng thời, chúng tôi kiến nghị các bộ, ngành Trung ương tìm cơ chế, hỗ trợ gỡ khó cho Phước Long”. |
Thái Đào
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.