Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 11 tháng 9 năm 2022 | 10:51

Nông dân Cần Thơ chuyển hướng sản xuất nông sản an toàn

Linh động áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất GAP, kết hợp đầu tư hệ thống tưới công nghệ thông minh là hướng đi được nhiều nông dân ở TP Cần Thơ mạnh dạn áp dụng.

Với bước đi này, không chỉ giúp nhà nông sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất, mà còn gia tăng hiệu quả sản xuất và giá trị kinh tế, góp phần hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch trên địa bàn thành phố.

ct.jpg
Anh Nguyễn Văn Nhuận, ấp Trường Tây, xã Tân Thới, huyện Phong Điền thực hiện thao tác điều khiển hệ thống tưới nước tự động trên điện thoại di động thông minh để tưới nước cho vườn sầu riêng...

 

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ đã và đang triển khai các chương trình tập huấn, hỗ trợ hộ sản xuất, nông dân, hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ tưới tự động, kết hợp áp dụng các tiêu chuẩn GAP, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để gia tăng chất lượng và giá trị nông sản… Ước tính thành phố hiện có trên 60% hộ sản xuất, nông dân đã dần chuyển hướng canh tác, ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất theo hướng an toàn chất lượng cao, vừa giúp nâng cao giá trị kinh tế hộ, vừa góp phần hướng tới mục tiêu sản xuất nông nghiệp sạch, gắn với lợi thế cạnh tranh của địa phương cũng như yêu cầu thị trường trong tình hình mới.

Chủ động đầu tư hệ thống tưới tự động điều khiển bằng điện thoại thông minh cho 8.000m2 vườn chuyên canh mít Thái và sầu riêng, kết hợp ứng dụng kỹ thuật canh tác theo hướng GAP là hướng đi được anh Cao Phát Triển, khu vực Thới Xương, phường Thới Long, quận Ô Môn ứng dụng nhiều năm qua và đã mang lại giá trị kinh tế cao. Qua 5 năm đầu tư công nghệ và áp dụng đồng bộ các quy trình canh tác an toàn cho 2 loại trái cây đặc sản, anh Triển nhận định: Ngoài thực hành tốt các quy trình canh tác theo hướng GAP, từ sử dụng phân hữu cơ để bón cho cây đến kỹ thuật bảo quản trái tránh các loại sâu dịch bệnh, việc lắp đặt hệ thống tưới tự động cho vườn cây ăn trái đã mang lại hiệu quả kinh tế rất rõ nét. Bởi hệ thống tưới nước tự động thông minh có nhiều ưu điểm trong canh tác vườn cây ăn trái, đó là giúp tiết giảm chi phí tiền điện, giảm giờ công lao động và nhất là giúp nhà vườn chủ động được lượng nước tưới cho cây và có thể bón phân cùng thời điểm tưới nước, giúp cho lượng phân được thẩm thấu, không thất thoát… Từ đó, cây trồng sẽ hấp thụ được các dưỡng chất cần thiết cho cây; đồng thời việc tưới nước tự động sẽ giúp nhà vườn điều tiết được lượng nước tưới, giúp giữ được độ ẩm của đất, đảm bảo cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nhờ áp dụng tốt các kỹ thuật canh tác hiện đại vào sản xuất, nên sầu riêng và mít thái của vườn nhà anh Triển được nhiều khách hàng và thương lái đánh giá cao về chất lượng, nhất là sầu riêng có được hương vị béo và thơm nggon hơn so với các nơi khác. Và mỗi khi sầu riêng hay mít thái vào vụ chính, thu hoạch đến đâu được bạn hàng tiêu thụ đến đó. Theo anh Triển ước tính, với hơn 8.000m2, trồng hơn 150 gốc sầu riêng và 300 gốc mít Thái, sau khi trừ các chi phí sản xuất, bình quân gia đình anh đạt lợi nhuận hơn 400 triệu đồng/năm.

Hiểu nhu cầu thị trường là cần sầu riêng “sạch” cũng như sự cần thiết phải đầu tư công nghệ vào sản xuất, anh Nguyễn Văn Nhuận, ấp Trường Tây, xã Tân Thới, huyện Phong Ðiền đã mạnh dạn canh tác 1ha sầu riêng theo hướng GAP, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng. Với hướng đi này đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho anh Nhuận từ 500-700 triệu đồng/năm và trở thành một trong những mô hình tiêu biểu chuyên canh cây ăn trái có giá trị kinh tế cao tại địa phương. Theo anh Nhuận, để đạt hiệu quả kinh tế trong canh tác sầu riêng, ngoài chú trọng thực hành tốt các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng; anh còn đầu tư hơn 50 triệu đồng để lắp đặt hệ thống tưới nước và phun thuốc tự động cho cả vườn sầu riêng… Nhờ ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong canh tác sầu riêng, nên vườn sầu riêng của anh Nhuận phát triển tốt, ít sâu bệnh, vụ sau trái sai hơn vụ trước, giúp giảm được chi phí canh tác. Ðiều đáng ghi nhận là chất lượng trái sầu riêng ngày càng đạt cao và được thương lái đến tận vườn thu mua. Theo anh Nhuận ước tính, mỗi vụ thu hoạch sầu riêng bắt đầu từ tháng 3 đến hết tháng 4 âm lịch, với 1ha chuyên canh sầu riêng, thu hoạch đạt trên 20 tấn trái, với giá từ 40.000-55.000đồng/kg, nhà vườn thu lãi hơn 500 triệu đồng/vụ.

Việc chủ động áp dụng công nghệ, quy trình, tiêu chuẩn vào sản xuất nông nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều nhà vườn. Song, để phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn và bền vững, ngành Nông nghiệp và các ngành hữu quan thành phố cần tăng cường các hoạt động hỗ trợ về vốn cũng như chuyển giao tập huấn kỹ thuật cho nông dân, hợp tác xã nông nghiệp. Từ đó, thúc đẩy nhà nông dân mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất nông sản, hàng hóa theo quy trình GAP... đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm an toàn của thị trường. Cùng với đó, quan tâm triển khai hỗ trợ xây dựng, thương hiệu, nhãn hiệu nông sản, hàng hóa, thúc đẩy liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp, từng bước góp phần hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh, sạch gắn với tiềm năng và lợi thế của địa phương.

 

 

Mỹ Hoa/Báo Cần Thơ
Ý kiến bạn đọc
  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết vừa ký ban hành Nghị quyết số 40-NQ/TU về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

  • Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Sáng 20/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp và làm việc với ông Jadamba Enkhbayar - Bộ trưởng Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ, Chủ tịch Phân ban Mông Cổ trong Ủy ban liên Chính phủ song phương.

  • “Thủ lĩnh” ong mật vùng núi đá

    “Thủ lĩnh” ong mật vùng núi đá

    Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.

  • Hội Làm vườn huyện Châu Đức thành lập HTX Vườn Xanh Châu Đức

    Hội Làm vườn huyện Châu Đức thành lập HTX Vườn Xanh Châu Đức

    Hội Làm vườn huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) vừa ra mắt HTX Vườn Xanh Châu Đức với mô hình nuôi cá chình thương phẩm và ương giống.

  • Trồng tre lục trúc giúp giảm thiệt hại kinh tế do tác động của biến đổi khí hậu

    Trồng tre lục trúc giúp giảm thiệt hại kinh tế do tác động của biến đổi khí hậu

    Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, thiên tai ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Quảng Bình, nông dân đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi trên đất gò đồi, đất kém hiệu quả để thích ứng, giảm nhẹ tác động của các loại hình thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp, mang hiệu quả kinh tế cao.

Top